Nuôi con

Bé 6 tháng ăn được trái cây gì?

Bé 6 tháng tuổi có thể ăn thêm trái cây: bơ, chuối, táo, khoai lang… dưới dạng nghiền nhuyễn hoặc nước ép trái cây. Giúp bé ăn ngon miệng, tăng sức đề kháng và phát triển hệ tiêu hóa.

 Bé 6 tháng tuổi biết ăn dặm với trái cây nghiền được không?

  • Trẻ từ 4-6 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm. Mới ăn dặm mẹ có thể cho bé ăn bột quấy hay cháo trắng loãng. Tuy nhiên bé sẽ dễ bị ngán.
  • Theo Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ, cha mẹ hoàn toàn có thể thử cho bé nhiều loại thức ăn khác mà không lo bé khó tiêu hay dị ứng. Ở giai đoạn này, ngoài việc cho bé ăn bột quấy hay cháo mẹ có thể cho bé ăn thêm trái cây nghiền nhuyễn hoặc uống nước ép trái cây.

be-6-thang-an-duoc-trai-cay-gi

Bé 6 tháng ăn được trái cây gì?

Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm:

  • Sau khi bú no sữa, em bé của bạn vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
  • Em bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
  • Trước đây em bé của bạn ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.
  • Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
  • Em bé của bạn trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.

Bạn cũng nên lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.

4 loại trái cây tốt cho bé 6 tháng tuổi

Nếu chọn nước ép, mẹ có thể cho bé thử nhiều vị khác nhau, nhưng nhớ phải pha loãng trước khi cho bé uống. Với các loại trái cây, do hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này còn khá yếu, mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại trái cây dễ tiêu hóa như: bơ, chuối, khoai lang, táo, …

  1. Quả bơ
    • Bơ mịn, mềm, ngậy và lại chứa rất nhiều chất béo bổ cho não bé. Ngày nay, rất nhiều mẹ Việt lựa chọn món ăn dặm đầu tiên cho con là những thìa bơ dầm sữa công thức.
    • Cách làm đơn giản: Bơ mẹ chọn mua loại bơ có vỏ xanh điểm lấm tấm chấm vàng có tỷ lệ bơ sáp cao hơn, thịt dẻo và béo hơn loại bơ tím. Bơ mua về mẹ bổ đôi bỏ hạt, lấy thịt bơ xay nhuyễn bằng máy hoặc dùng dĩa dầm. Trộn cùng một ít sữa công thức cho loãng bớt là bé có thể ăn được ngay.
  2. Chuối
    • Chuối có nhiều kali, chất xơ và một loạt các loại vitamin C, vitamin B2, B6 dồi dào giúp cung cấp năng lượng hoàn thiện và tránh rối loạn tiêu hóa cho bé. Chuối là một loại quả khá bình dân và được bày bán rộng rãi.
    • Trẻ sơ sinh mới tập ăn dặm thường rất thích chuối bởi vị ngọt thơm tự nhiên và mềm xốp của thức quả này. Mẹ chỉ cần dùng tay bóc vỏ lấy thìa nạo là có thể cho bé yêu thưởng thức ngay lập tức.
  3. Khoai lang
    • Theo Tổ chức dinh dưỡng sức khỏe thế giới, trong hơn 58 loại rau củ chứa vitamin A, C, Folate, sắt và canxi… Ăn nhiều khoai lang sẽ giúp bé mắt sáng, dáng cao và phát triển trí não, hệ thần kinh vượt trội… Thêm vào đó, lượng chất xơ dồi dào có trong khoai lang giúp mẹ không còn lo lắng về vấn đề táo bón của trẻ.
    • Cách làm rất đơn giản: hấp, luộc hoặc nướng khoai nguyên vỏ, sau đó bẻ đôi lấy thịt khoai, trộn cùng ít sữa công thức cho loãng bớt là con có thể ăn ngon lành.
  4. Táo
    • Táo là một loại trái cây rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.
    • Táo khá cứng và giòn, do đó mẹ cần hấp táo qua cho mềm rồi hẵng xay cho con ăn.

Những lưu ý khi cho bé ăn trái cây

  • Từ 6 tháng tuổi, các bé có thể ăn khoảng 60g trái cây nghiền mỗi ngày. Khi được 1 tuổi, khẩu phần này có thể tăng thêm, trung bình khoảng 100 g trái cây mỗi ngày. Từ 2-6 tuổi, bé có thể ăn khoảng 200 -300 g trái cây mỗi ngày.
  • Khi chọn trái cây cho bé, mẹ nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của con. Những bé có vấn đề dạ dày yếu không nên ăn quá nhiều dưa hấu và chuối. Trẻ đang bị cảm nên ăn nhiều cam…
  • Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn trái cây là buổi chiều, sau khi bé thức dậy hoặc khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn chính. Nên cho bé ăn trái cây trước bữa chính 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng.
  • Sau khi trẻ mọc răng, mẹ nên cho bé ăn trái cây được cắt thành miếng để giúp bé rèn luyện khả năng nhai, nuốt. Tuy nhiên, để tránh gây nghẹn cho bé, mẹ không nên cắt trái cây miếng quá lớn.
  • Mặc dù cũng chứa nhiều muối khoáng và vitamin tương tự rau xanh, nhưng trái cây không thể thay thế hoàn toàn rau xanh được. Vì vậy, song song với việc cho trẻ ăn trái cây, mẹ vẫn phải duy trì khối lượng rau củ trong thực đơn dinh dưỡng cho bé mỗi ngày.
  • Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cam, chanh, quýt, nho,dâu tây là những thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao. Vì vậy, mẹ chỉ nên thêm chúng vào thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 12 tháng tuổi. Dứa, xoài, kiwi tốt nhất chỉ nên có mặt trong thực đơn của trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Từ khóa:

  • cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm
  • các loại trái cây tốt cho trẻ 7 tháng tuổi
  • trẻ 6 tháng tuổi uống nước hoa quả gì
  • nên cho trẻ ăn hoa quả vào thời gian nào
  • trái cây cho bé 6 tháng tuổi
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close