40 tuần thai

Thai nhi tuần 27 – Mẹ bầu mang thai cần biết, ăn gì,nặng bao nhiêu

Khi bé 27 tuần tuổi, Mẹ bắt đầu cảm thấy sự rõ ràng của vòng bụng đang nhô dần về phía trước. Thậm chí nếu bụng của Mẹ không to lắm thì Mẹ cũng vẫn cảm nhận được tác động của việc mang thai lên cơ thể mình thông qua những triệu chứng rõ rệt hơn so với trước đây do bé càng ngày càng lớn lên trong bụng Mẹ.

Phát triển ở bé – thai nhi tuần 27

Bé phát triển rất nhanh khi được 27 tuần tuổi.

Bé nặng gần 900g và có chiều dài bằng một cái bông cải xanh. Ở thời điểm này, bé dài hơn đến 4 lần so với tuần thứ 12 của thai kỳ.
Phổi, gan và hệ miễn dịch tiếp tục trưởng thành.
Bé có thể biết được giọng nói của Mẹ và Bố.

Mang thai tuần thứ 27 và sự phát triển của thai kỳ
Tuần 27, mẹ tăng cân gần 20 kí

Thay đổi của mẹ – thai nhi tuần 27

Các dây chằng ở vùng chậu mềm đi để sẵn sàng cho việc sinh em bé. Lúc này, Mẹ có thể bị đau lưng. Bên cạnh đó, lưu lượng nước tiểu có thể chậm khiến Mẹ đi tiểu nhiều lần; nên đi khám bác sĩ nếu Mẹ lo lắng về khả năng bị nhiễm trùng niệu.
Mẹ có thể tiếp tục có dịch âm đạo màu trắng, lỏng và không mùi. Hãy báo ngay cho bác sĩ biết nếu dịch âm đạo đặc, có màu vàng hoặc mùi hôi vì khi đó Mẹ có thể bị nhiễm trùng âm đạo, tình trạng này cần được điều trị trong thời gian mang thai. Các cơn co thắt Braxton-Hicks (chuyển dạ giả) tiếp tục xuất hiện. Mẹ nên theo dõi để nhận biết các bất thường và trao đổi với bác sĩ trong các buổi khám để tránh lo lắng thái quá hoặc thiếu sự chuẩn bị.

Mẹ cần làm gì – Mang thai tuần 27

Mẹ có nghĩ đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sau sinh không? Nếu có, Mẹ nên bắt đầu tìm hiểu từ bây giờ để hiểu hơn về các lựa chọn Mẹ có nhé!

Dinh dưỡng – thai nhi tuần 27

Vào tuổi này của thai, nhu cầu sắt và canxi của bé khá cao, nên việc bổ sung sắt và canxi là rất cần thiết. Tuy nhiên việc bổ sung cũng cần tuân thủ đúng theo toa bác sĩ để tránh thừa vi chất.

Vận động – thai nhi tuần 27

Hãy thường xuyên theo dõi cân nặng, mang giày đế bằng, dành thời gian tập chuyển từ tư thế đứng bình thường hoặc nằm sang tư thế đứng thẳng lưng và thực hiện thêm một số bài tập tăng cường độ dẻo dai cho lưng. Chú ý đừng bỏ qua các vùng cơ bụng vì chúng cũng góp phần quan trọng nâng đỡ cho lưng trong quá trình mang thai.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close