Bệnh lý

Các bệnh thường gặp về tai mũi họng& cách phòng tránh

Viêm Amidan, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa, viêm xoăn hoặc viêm họng hạt là những bệnh tai mũi họng hay gặp khi thời tiết giao mùa đặc biệt là ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

4 bệnh tai mũi họng thường gặp nhất ở người lớn

Viêm mũi dị ứng

Đây là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh liên quan đến bệnh tai mũi họng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như: thời tiết, môi trường, nấm mốc, cơ địa…. Viêm mũi dị ứng tuy không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn nhưng chúng gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc thường ngày. Chính vì vậy, giảm thiểu những tác nhân gây ra bệnh là cách tốt nhất để bạn phòng tránh được căn bệnh kể trên.

Viêm Amidan

Một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh này chính là : tình trạng đau họng, nuốt khó, khạc đờm hoặc sốt… Tình trạng này có thể xảy ra ở mức độ nặng hơn khi amidan bị sưng to và viêm nặng. Tùy theo mức độ phát triển của bệnh tật, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất.

benh-tai-mui-hong-thuong-gap

Trong một vài trường hợp bị viêm amidan nặng, việc cắt bỏ amidan là điều cần thiết để hạn chế những ảnh hưởng bất lượng từ nó. Bệnh nhân hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, việc cắt bỏ amidan sẽ không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Viêm xoang

Đây là căn bệnh xảy ra do sự viêm nhiễm niêm mạc ở trong xoang. Điều này gây ra hiện trạng tắc nghẽn ở các lỗ thông xoang. Viêm xoang được chia thành hai loại chính là : viêm xoang cấp tính, viêm xoang mạn tính.

Trước khi được chỉ định điều trị bệnh này, các bác sĩ  sẽ thực hiện thăm khám để đánh giá mức độ viêm xoang.

Viêm tai giữa

Bệnh này có thể xảy đến với bất kì ai nhưng phổ biến là đối tượng trẻ nhỏ dưới 4 tuổi. Viêm tai giữa tuy là bệnh lí đơn giản nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nặng nề như: viêm xương chũm, có thể gây ra điếc…

Chính vì vậy, khi chẳng may mắc bệnh này bạn nên nhanh chóng tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ để được kiểm tra, điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần tuyệt đối làm theo hướng dẫn của các bác sĩ về việc sử dụng thuốc để điều trị dứt điểm, phòng tránh nguy cơ tái phát.

Tổng kết lại, bệnh tai mũi họng tuy là bệnh lí được đánh giá không gây ảnh hưởng lớn sức khỏe nhưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất khó lường. Hi vọng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa, điều trị bệnh tai mũi họng.

Bệnh tai mũi họng có nguy hiểm không?

Bệnh ở tai mũi họng nguy hiểm vì nếu không điều trị dứt điểm bệnh dễ trở nên mạn tính và là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm khác. Chẳng hạn như viêm mũi khi không điều trị dứt điểm có thể gây viêm tai (làm giảm sức nghe và gây ra những biến chứng nặng hơn như viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, liệt mặt…), viêm thanh quản (bệnh làm biến đổi chất giọng) hay viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi. Chứng viêm tai cũng có thể gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá đôi khi kèm theo suy dinh dưỡng. Trong khi đó viêm xoang lại có thể gây nhiễm trùng ổ mắt, đây là một biến chứng nghiêm trọng, đe dọa thị lực, thậm chí là tính mạng bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn của amidan còn có thể tấn công vào khớp, tim, thận và có thể để lại các biến chứng khôn lường như viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim, viêm tim…

Tai mũi họng là cửa ngõ của đường thở nên những trục trặc ở bộ phận này có thể gây tắc thở nhanh chóng. Viêm họng cấp, viêm phế quản cấp ở trẻ em, dị vật… là những bệnh phải điều trị sớm nhất có thể.

Điều trị bệnh tai mũi họng thế nào hiệu quả NHẤT?

Khi có các biểu hiện của bệnh tai mũi họng, không tự đi mua thuốc uống hoặc dùng lại đơn thuốc được kê từ lần trước mà phải đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Không điều trị đứt quãng, uống thuốc một vài ngày thấy đỡ là dừng. Điều này không chỉ gây tình trạng nhờn thuốc mà còn có thể để lại những biến chứng khôn lường. Hãy điều trị đủ liều thuốc, đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Và quan trọng nhất là cần điều trị càng sớm càng tốt ngay khi có biểu hiện bất thường sẽ rút ngắn thời gian điều trị, hiệu quả điều trị và tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Phòng bệnh tai mũi họng thế nào?

  • Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối: Nên vệ sinh mũi, họng bằng cách súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển ba đến bốn lần mỗi ngày. Lưu ý, các loại nước muối dạng bình xịt có áp lực mạnh không nên dùng cho trẻ nhỏ dưới một tuổi, hãy dùng nước muối 0,9% cho trẻ lứa tuổi này.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế tiếng ồn bên ngoài tác động hàng ngày vào tai.
  • Thường xuyên đi khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa sẽ giúp sớm phát hiện những căn  bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng và ung thư thực quản…
  • Vào những đợt thời tiết chuyển mùa, việc giữ ấm cổ, đặc biệt với trẻ em là rất quan trọng để phòng tránh các bệnh tai mũi họng.

tu khoa

  • bệnh tai mũi họng là gì
  • benh tai mui hong thuong gap
  • những bệnh liên quan đến tai mũi họng
  • bệnh tai mũi họng ở trẻ em
  • khám tai mũi họng nhi ở đâu
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close