40 tuần thai
Sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi – Kiến thức mẹ nào cũng cần biết
Qúa trình phát triển của thai nhi 2 tuần tuổi là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Lúc này, tuy bé vẫn chưa được hình thành, nhưng mẹ nên chuẩn bị cho việc làm quen với sự tồn tại của con và những thay đổi trong cơ thể mình.
Sau khi tinh trùng đã thụ tinh cho trứng, quá trình hình thành một em bé chính thức bắt đầu. Bây giờ, nhân của tinh trùng và trứng sẽ kết hợp với nhau để tạo thành các bộ phận hoàn chỉnh cho bé.
Thai nhi 2 tuần tuổi được hình thành như thế nào?
Đây chính là thời gian làm tổ của thai nhi – bắt đầu cuộc hành trình kì diệu của mình trong 9 tháng tới. Trong tuần thứ 2 này, túi phôi sẽ di chuyển vào trong tử cung và tìm một vị trí thích hợp để làm tổ trong 38 tuần tới. Đây là thời điểm rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi sau này.
Lúc này em bé chỉ là một tế bào nhỏ hình cầu, được gọi và túi phôi. Túi phôi có khối tế bào ở bên trong và sẽ phát triển thành phôi. Khi túi phôi được hình thành, nó sẽ cố gắng tìm chỗ cư trú trong tử cung của bạn.
Một khoang chứa dịch sẽ phát triển thành túi nước ối và một số tế bào bên ngoài sẽ phát triển thành nhau thai. Nước ối là chất lỏng có vai trò làm chất đệm cho em bé trong những tháng ngày nằm trong bụng mẹ. Khi nhau thai bắt đầu phát triển sẽ bắt đầu sản sinh nội tiết tố hCG. Nội tiết tố này sẽ “thông báo” cho buồng trứng ngưng rụng trứng, tuy nhiên vẫn tiếp tục sản xuất estrogen và progesterone. Loại hormone này sẽ tăng đột biến đi qua các tuyến nội tiết trong cơ thể, tạo thành một lớp màng mô dày để duy trì màn đệm tử cung, giữ tử cung của bạn không loại bỏ nội mạc và “vị khách” nhỏ xíu đang bám trụ trên đó.
Cuộc sống của mẹ sẽ ra sao?
Dù cho việc thụ thai chưa thực sự bắt đầu, thế nhưng cơ thể bạn đã có những dấu hiệu sẵn sàng cho việc chào đón một “vị khách” đặc biệt. Lớp vách bên trong tử cung của bạn đang dày lên để chuẩn bị nuôi dưỡng em bé. Lúc này, các hormone extrogen và progestogen sẽ tăng đột biến, khiến nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên.
Những dấu hiệu thực sự không quá rõ ràng, nên có thể mẹ vẫn chưa nhận biết được sự có mặt của bé, nhưng mẹ vẫn có thể thấy một vài biểu hiện đặc biệt như sau:
- Ngực căng và đau
- Mệt đột ngột dù không làm gì quá sức
- Thân nhiệt cao
- Chảy máu hoặc rỉ máu
- Thường xuyên tiểu tiện
Tuy nhiên, nếu muốn chắc chắn, bạn hãy thủ sẵn vài chiếc que thử thai trong nhà và sử dụng trong trường hợp bạn không thấy kinh nguyệt trong tuần tới.