Bệnh lý

Những bộ phận mà người bệnh tiểu đường cần khám

Mức đường huyết tăng cao có thể gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan bên trong cơ thể. Đó là lý do ngoài việc kiểm tra thường xuyên mức đường huyết, các bác sỹ cũng khuyến cáo người bệnh nên thực hiện các hạng mục thăm khám, kiểm tra dưới đây.

1. Khám mắt

Bệnh mắt có thể xuất hiện nếu người bệnh đái tháo đường kiểm soát mức đường huyết không tốt. Theo Viện Mắt Quốc gia Hoa Kỳ, bệnh mắt thường gặp nhất là võng mạc đái tháo đường, xảy ra do các mạch máu ở võng mạc bị hư hại. Các bác sỹ khuyến cáo người bệnh đái tháo đường nên khám mắt mỗi năm một lần. Ngoài bệnh võng mạc đái tháo đường, mức đường huyết tăng cao kéo dài cũng có thể dẫn đến các bệnh về mắt khác như phù hoàng mạch, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp.

2. Khám chân và bàn chân

Theo Hiệp hội Y khoa Podiatric Hoa Kỳ (APMA), hơn 65.000 bệnh nhân đái tháo đường nước này phải cắt bỏ chi dưới mỗi năm do biến chứng đái tháo đường. APMA đề nghị bệnh nhân đái tháo đường cần đi khám chân và bàn chân mỗi năm ít nhất 2 lần. Bệnh nhân đái tháo đường cũng cần tự kiểm tra chân và bàn chân của mình hàng ngày. Mẹo để người bệnh dễ dàng quan sát hơn phía dưới bàn chân là đặt một chiếc gương trên sàn nhà gần giường nằm.

Người bệnh tiểu đường
Ngoài khám đường huyết, người bệnh đái tháo đường cần khám thêm gì

3. Khám tim mạch

Người trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh tim, bao gồm đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 2 – 4 lần so với người không mắc bệnh, Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Tăng huyết áp, cholesterol cao và thừa cân/béo phì là các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra huyết áp từ 3 – 6 tháng một lần, cholesterol nên được kiểm tra ít nhất 1 năm một lần.

4. Kiểm tra bệnh động mạch ngoại biên

Trong số những bệnh nhân đái tháo đường trên 50 tuổi, có khoảng 1/3 được chẩn đoán mắc bệnh động mạch ngoại biên, xảy ra khi các mạch máu ở chân bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn bởi sự tích tụ của chất béo. Để kiểm tra bệnh động mạch ngoại biên, các bác sỹ sẽ tiến hành đo chỉ số ABI, đây là chỉ số so sánh huyết áp ở mắt cá chân với huyết áp ở cánh tay. Theo các bác sỹ, người bệnh đái tháo đường trên 50 tuổi nên được kiểm tra chỉ số ABI ít nhất 6 tháng một lần. Bệnh nhân đái tháo đường trẻ tuổi cần được kiểm tra chỉ số ABI nếu có các yếu tố nguy cơ hoặc xuất hiện bất kỳ triệu chứng của bệnh.

5. Kiểm tra chức năng thận

Thận có nhiệm vụ loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Lượng đường trong máu cao do bệnh đái tháo đường có thể khiến thận hoạt động quá sức. Theo thời gian, thận có thể bị vỡ và rò rỉ protein vào nước tiểu. Xét nghiệm albumin nước tiểu có thể giúp bác sỹ phát hiện một người có bị bệnh thận do đái tháo đường hay không. Hiệp hội Thận Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường nên xét nghiệm albumin nước tiểu ít nhất 1 năm một lần.

6. Khám răng miệng

Đái tháo đường không được kiểm soát hoặc kiểm soát kém có thể khiến người bệnh gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng, tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng và mất răng. Người bệnh đái tháo đường nên thăm khám nha khoa mỗi 6 tháng một lần, có thể thường xuyên hơn nếu có tiền sử mắc bệnh về nướu răng.

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close