Bệnh lý
Nhiễm HIV có thể sống được bao lâu?
Người bị nhiễm HIV hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh, trường thọ như người bình thường nếu sớm được tiếp cận, chẩn đoán & điều trị kịp thời thời, đúng phương pháp.
- 7 biểu hiện nhiễm HIV sau 1 tuần ở Nam& Nữ giới
- 4 dấu hiệu mắc bệnh lao phổi thường thấy & hướng điều trị
Xin hỏi: trẻ em bị nhiễm HIV nếu không được điều trị thì sẽ sống mấy năm? (Giang Vỹ).
Trả lời:
Chào anh,
Trước tiên, tôi xin làm rõ định nghĩa về độ tuổi gọi là “trẻ em” trước khi trả lời câu hỏi của anh. Theo Công ước về quyền trẻ em: Trẻ được xác định là một người có độ tuổi dưới 18 tuổi, trừ khi luật sở tại có quy định khác, như ở nước ta quy định trẻ em là dưới 16 tuổi.
Xét trên bình diện dịch HIV, ta có thể tạm chia trẻ em nhiễm HIV thành 2 nhóm: Nhóm lây từ lúc mới sinh (lây truyền từ mẹ sang con) và nhóm lây nhiễm do có hành vi nguy cơ (tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục).
Với nhóm trẻ nhiễm HIV từ lúc sinh, nguy cơ bệnh và nhiễm khuẩn (đặc biệt là trẻ sơ sinh và nhũ nhi) cao hơn nhiều. Ở giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, trẻ em nói chung đều có nguy cơ cao bị bệnh và tử vong. Khi có thêm ảnh hưởng của HIV, tình trạng này càng nặng hơn, khả năng mắc bệnh, nhập viện vì bệnh và tử vong càng cao hơn.
Một nghiên cứu ở khu vực châu Phi so sánh tỷ lệ tử vong giữa nhóm trẻ nhiễm HIV từ mẹ và trẻ không nhiễm HIV cho thấy: Nếu không điều trị kháng virus HIV, sau một năm đầu đời, tỷ lệ tử vong trên nhóm nhiễm từ mẹ khoảng 35,2% so với nhóm trẻ lành là 4,9%. Tính đến thời điểm 2 tuổi, tỷ lệ tử vong ở trẻ nhiễm là 52,5% so với 7,5% ở trẻ lành. Tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào từng khu vực địa lý, điều kiện kinh tế xã hội và đặc biệt liên quan đến tình trạng mồ côi của trẻ.
Theo một số chuyên gia HIV, nếu trẻ nhiễm bệnh này không nhận được điều trị ARV sớm, nhiều khả năng sẽ không ăn được sinh nhật đầu tiên, đó là tình trạng đã xảy ra ở nước ta vào thời gian đầu của đại dịch.
Tuy nhiên, hiện nay bằng các can thiệp sớm trên trẻ như chẩn đoán sớm nhờ xét nghiệm PCR, điều trị ARV sớm cho mọi trẻ dưới 2 tuổi (theo khuyến cáo mới là dưới 5 tuổi), tỷ lệ bệnh và tử vong đã cải thiện rõ rệt. Có nhiều trẻ nhiễm từ mẹ đã sống đến tuổi trưởng thành, tôi từng gặp một trường hợp đến nay đã 20 tuổi. Với các can thiệp khác như tầm soát HIV ở phụ nữ mang thai và điều trị dự phòng lây nhiễm mẹ con, ngành y tế kỳ vọng tiến đến mục tiêu không chế đường lây từ mẹ sang con.
Hiện nay, đối tượng trẻ nhiễm HIV do hành vi nguy cơ là nhức nhối chỉ ngành y tế nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Theo ghi nhận của WHO, khuynh hướng gia tăng lây nhiễm HIV trên nhóm này diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như chiến tranh, đói nghèo, khiến cho trẻ mất đi sự bảo bọc của gia đình, dễ sa ngã. Vấn đề sử dụng ma túy ở nhóm nhỏ tuổi cũng đáng lưu ý trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, kiến thức về tình dục an toàn của các em chưa đầy đủ, trong khi độ tuổi bắt đầu sinh hoạt tình dục lại có khuynh hướng trẻ hóa.
Với nhóm trẻ này, tỷ lệ tử vong không khác biệt đáng kể so với dân số nguy cơ nói chung, thậm chí có phần cao hơn so với người trưởng thành vì ảnh hưởng bởi lối sống, hoàn cảnh kinh tế. Đặc biệt khi bị nhiễm bệnh, các em có xu hướng chậm tiếp cận với chẩn đoán, chăm sóc và điều trị HIV.
Trong những lần có dịp trao đổi với trẻ nhiễm HIV, đôi lần các em cũng hỏi tôi “Con có thể sống được bao lâu”. Tôi đều trả lời rằng “Với một con người, thời gian họ sống không quan trọng bằng cách họ sống. Như con vậy, miễn con ngoan, học giỏi, làm những việc có ích cho người thân, bạn bè và xã hội thì mỗi phút giây con sống đều sẽ vô cùng ý nghĩa”. Bản thân chúng tôi, những người làm công tác HIV cũng luôn tâm niệm điều đó, đồng thời cố gắng làm sao để trẻ có thể hạnh phúc trong mỗi phút giây các em sống trên cõi đời này.
Ở góc độ là một người có quan tâm đến HIV khi đặt cho tôi câu hỏi trên, tôi mong anh có thể cởi mở hơn và truyền tải thông điệp tươi sáng ấy cho trẻ, đồng thời chung tay cùng chúng tôi trong công tác này. Các việc anh có thể làm là chia sẻ kiến thức về dự phòng lây truyền mẹ sang con, hỗ trợ trẻ trong cuộc chiến chống bệnh tật, mang lại cho chúng niềm vui và sự an ủi tinh thần.
Thân ái.
tu khoa
- dấu hiệu bị sida
- nhiem hiv qua duong mieng
- tỷ lệ lây nhiễm hiv qua đường sinh dục
- hiv lây qua đường nào nhiều nhất
- hiv lây qua đường tình dục như thế nào
- hiv lây qua đường tình dục bao nhiêu phần trăm