Nuôi con

Sau sinh có nên uống nước lá Đinh Lăng?

Rễ cây Đinh Lăng lá dài nấu với nước gừng tươi trị tắc sữa cho phụ nữ sau sinh, lá đinh lăng rửa sạch nấu với nước uống mỗi ngày tác dụng bồi bổ, giúp bà bầu sau sinh thanh lọc cơ thể, mát sữa.

Đinh lăng là cây gì, chứa thành phần gì?

Đinh lăng trước đây chỉ được người dân biết đến như 1 loại cây cảnh hay dùng để trang trí trong nhà, ngày nay, đinh lăng không những được người dân sử dụng như 1cây rau được ưa dùng, mà đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể, đặc biệt rất tốt cho sản phụ cần bồi bổ và phục hồi sau sinh.

cay-dinh-lang-tri-tac-sua

Trong rễ có glucozit, alcaloit, saponin triterpen, flavonoit tanin và 13 loại axit amin trong đó có lyzin, xystein, methionin là những axit amin không thể thay thế được. Vitamin B1 trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.

Lá đinh lăng trị tắc sữa sau sinh

Bài thuốc chữa tắc tia sữa ở sản phụ như sau: Rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống ngay khi thuốc còn nóng, uống 1-2 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả.

Bồi bổ cho sản phụ sau sinh bằng Đinh Lăng

Dùng 150-200g lá đinh lăng tươi, nấu sôi khoảng 200 ml nước. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5- 7 phút, chắt ra để uống nước đầu tiên, đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai để uống. Tương tự như với lá, bạn cũng có thể dùng rễ đinh lăng để sắc uống cũng rất tốt, cách làm với rễ là sau khi đào rễ về cần rửa sạch đất cát, thái nhỏ rồi phơi, hay sấy khô. Cũng có thể tẩm thêm rượu, gừng và sao cho thơm, đóng trong lọ kín để dành, mỗi ngày 10-15gr cho vào bình hãm với nước sôi như hãm trà, uống nhiều lần trong ngày. Nên chọn loại rễ cây nhiều tuổi, ít nhất từ 3 năm trở lên để đạt được tác dụng cao.

Hoặc chế biến các món ăn bồi bổ bằng lá đinh lăng và thịt: lấy 200g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

Bên cạnh tác dụng bồi bổ cơ thể, cây đinh lăng còn có rất nhiều tác dụng như an thần, làm tăng tác dụng của thuốc chống sốt rét, chữa ho, thông tiểu và chữa kiết lỵ, giúp vết thương mau lành, đặc biệt là chữa tắc tia sữa ở sản phụ mới sinh.

Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, Hải Thượng Lãn Ông đã dùng rễ Đinh lăng sao vàng, sắc cho phụ nữ uống sau khi đẻ để chống bệnh đau dạ con và làm tăng tiết sữa. Tuy nhiên rễ đinh lăng nếu dùng quá nhiều sẽ gây hiện tượng say và mệt mỏi, nên mỗi liều dùng, đối với rễ đinh lăng đã sao khô, chỉ lên dùng từ 5-10g cho mỗi lần sắc, và chỉ nên dùng 40-50g đối với rễ tươi.

Đặc biệt, các mẹ cần lưu ý, chỉ dùng các bộ phận của cây đinh lăng lá kép 3 lần xẻ lông chim, loại cây nhỏ, chỉ cao tầm 0,8m-1,5m, sống lâu năm. Các loại đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ…không có tác dụng làm thuốc.

tu khoa

  • đinh lăng tiếng anh là gì
  • thành phần hóa học cây đinh lăng
  • đinh lăng chữa tắc tia sữa
  • lá đinh lăng với bà bầu
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close