Mang thai
Check ngay 10 thông số kết quả nước tiểu cơ bản nhất
Xét nghiệm nước tiểu biết các bệnh: tiểu đường, thận, tiết niệu, mỡ trong máu, cholesterol, bàng quang và các bệnh khác yêu cầu của bác sĩ khác.
Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì?
Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện để kiểm tra các thành phần khác nhau của nước tiểu, một sản phẩm chất thải của thận. Nhiều bệnh lý ở các cơ quan khác nhau của cơ thể có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu.
Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm nước tiểu được thực hiện cùng với các xét nghiệm khác (chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm phân) trong quá trình chẩn đoán bệnh.
Nhìn chung xét nghiệm nước tiểu được đánh giá là một phương pháp đơn giản và rẻ tiền nhưng cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng, ví dụ:
- Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của các bệnh khác nhau ở thận, hệ tiết niệu hoặc bàng quang.
- Đường trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
- Protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của một bệnh thận và có thể được sử dụng để phát hiện sớm các dấu hiệu của tổn thương thận ở những người mắc bệnh tiểu đường trong thời gian dài.
- Phân tích sinh hoá của nước tiểu có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán sỏi thận, u tủy và porphyria.
- Phân tích dưới kính hiển vi tế bào (tế bào học) đổ ra từ niêm mạc bàng quang được hiện diện trong nước tiểu , có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang.
Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu có bất thường, người bệnh thường được chỉ định thực hiện thêm những xét nghiệm khác để tìm ra nguồn gốc của vấn đề.
Trước khi xét nghiệm nước tiểu cần làm gì?
- Trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu, không được ăn các loại thực phẩm có thể khiến nước tiểu đổi màu như củ cải đường, quả mâm xôi và đại hoàng. Đừng tập thể dục quá mức trước khi làm xét nghiệm.
- Những người đang ở trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc gần bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt nên thông báo cho bác sĩ để chờ tới lần xét nghiệm sau.
- Nhiều loại thuốc, kể cả thực phẩm bổ sung chức năng, cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm nước tiểu. Do đó trước khi làm xét nghiệm người bệnh có thể được yêu cầu tạm ngừng sử dụng các loại thuốc này.
Xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không?
Bạn không cần nhịn ăn khi làm xét nghiệm nước tiểu.
Trước khi xét nghiệm nước tiểu để tìm nguyên nhân hay chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì nên nhịn tiểu. Thời gian nhịn tiểu thông thường là từ 2-3 giờ, nhưng nếu nhịn tiểu được trên 3 giờ sẽ tốt hơn. Tốt nhất là lấy được nước tiểu buổi sáng sớm và làm xét nghiệm kiểm tra.
Thành phần nước tiểu gồm:
- Nước: 96%
- Các hợp chất urê do kết quả quá trình trao đổi chất: 2,5%
- Muối khoáng và các chất vi lượng (làm nước tiểu có màu và mùi): 1,5%
Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác NHẤT
Các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu. Tên, ý nghĩa và giới hạn cho phép để bạn có để đọc hiểu kết quả xét nghiệm nước tiểu
Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu
- bình thường âm tính
- chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.
- Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. – bình thường âm tính.
- Chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.
Urobilinogen (UBG)
- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
- bình thường không có
- Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L
- đĐây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.
Billirubin (BIL)
- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
- bình thường không có
- Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L
- đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.
Protein (pro): đạm
- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng
- bình thường không có
- chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
- Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận… Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.
pH
- đánh giá độ acid của nước tiểu
- bình thường: 4,6 – 8
- dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.
Blood (BLD)
- dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận
- bình thường không có
- Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL
- Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu
Specific Gravity (SG)
- đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước)
- bình thường: 1.005 – 1.030
Ketone (KET)
- dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.
- bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai
- chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L
- đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng kentone, kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng kentone, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào
Glucose (Glu)
- dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường
- bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai
- chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L
- là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.
- Nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết. .Nếu có dấu hiệu thì nên đi làm Test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính xác hơn
ASC (Ascorbic Acid)
- Chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận
- Chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L
tu khoa
- xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không
- xet nghiem mau cho ba bau co can nhin an khong
- thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không
- xet nghiem nuoc tieu bao nhieu tien