40 tuần thai

Bí quyết giúp mẹ nhận biết thai nhi bị nấc tốt nhất

Lúc mang thai, nhiều mẹ vẫn thường nghe đến hiện tượng nấc cụt của thai nhi, từ đó sinh ra nhiều thắc mắc và lo lắng khi mẹ chưa biết rõ về triệu chứng này. Cùng theo dõi những thông tin trong bài viết sau để mẹ hiểu tất tần tật về hiện tượng này nhé, liệu nó có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không?

Thai nhi bị nấc nghe có vẻ đáng lo ngại vì bé còn nằm bên trong và đang trong quá trình hoàn thiện cơ thể. Tuy nhiên có nhiều mẹ không hề biết hiện tượng này hoặc biết rất cách mập mờ gây ra hoang mang, lo lắng cho sức khỏe bé yêu. Các mẹ cần biết và hiểu rõ biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục giúp bé yêu không khó chịu nữa nhé.

Biển hiện khi thai nhi nấc

Cũng như chúng ta, mỗi lần nấc cụt là giật giật hớt hớt liên tục đều đặn, mặc dù không khó chịu lắm nhưng không hề thích tí nào. Thai nhi cũng thế, theo cảm nhận của nhiều mẹ bầu, khi nấc sờ tay vào cảm thấy như nhịp tim đang đập và giật từng hồi nhẹ.


Thời gian bé nấc thường kéo dài từ 3 đến 5 phút và 2 đến 3 lần một ngày.Xuất hiện vào 6 tháng cuối thai kỳ.

Có một số mẹ sẽ cảm nhận rõ hiện tượng này nhưng một số lại không. Cũng có một số thai nhi nấc cụt trong thai kỳ nhưng số khác lại không. Dù như thế nào thì đây là biển hiện bình thường của thai nhi, không nguy hiểm và không hề ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ hãy an tâm và nếu cần có thể đến nhờ sự tư vấn và theo dõi từ bác sĩ.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng thai nấc

Theo các bác sĩ và nhà nghiên cứu y học, bé nấc là do chưa ý thức và cân bằng hệ bài tiết của cơ thể. Chủ yếu do các nguyên nhân sau

  • Dây rốn quấn chặt: do cơ thể bé còn rất yếu và non khi còn bên trong bụng mẹ, dây rốn quấn sẽ làm bé thiếu oxy gây khó thở, nếu hiện tượng này kéo thời gian dài mẹ nên nhờ đến các bác sĩ phụ sản theo dõi.
  • Bé thực hành bú: việc này sẽ giúp bé sau khi sinh có khả năng điều chỉnh lượng sữa tiết ra
  • Sự hoạt động của cơ hoành: khi bé hít thở sẽ có lượng nước ối đi vào và ở lại bên trong phổi, cơ hoành chịu lực lớn và co giãn mạnh gây ra tiếng nấc
  • Hệ thống thần kinh hoàn thiện: lúc này bé sẽ nấc có ý thức như bé sơ sinh, có thể nấc và dừng lại theo kiểm soát

Biện pháp giúp bé hết nấc

Nấu cụt không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, mẹ nên yên tâm giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn đầu óc để tránh ảnh hưởng đến cơ thể mình lan truyền đến bé.

Nếu cho rằng bé đang đói hoặc thiếu nước như mình, mẹ có thể ăn nhẹ hoặc bổ sung nước chín, nước ép, vừa tốt cho mẹ và bé mà mẹ rất an tâm khi bé nấc.

Thay đổi tư thế, ví dụ mẹ đang nằm mà nhận thấy thai nhi đang nấc thì ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng, nghiêng trái nghiêng phải giúp bé thỏa mái hơn, giảm được cơn nấc.

Quan tâm, chăm sóc để bé phát triển tốt nhất là điều bố mẹ nào cũng muốn làm. Tuy nhiên bạn nên giữu tinh thần lạc quan, thoải mái không nên căng thẳng hay lo lắng quá mức đến sức khỏe bé, điều đó càng gây ra áp lực và ảnh hưởng đến thai nhi của mình. Trường hợp bé nấc do dây rốn quấn thì nên nhờ sự can thiệp từ bác sĩ nếu mẹ nhận thấy thay nhi giật ở bụng dưới nhiều lần và kéo dài. Điều tốt nhất là nên khám thai định kỳ và gặp ngay bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường để bảo vệ bé yêu nhà mình.

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close