Mang thai

Bà bầu uống lá tía tô có tốt không, có tác dụng gì?

Bà bầu uống lá tía tô tác dụng trị ốm nghén, nhiệt miệng, cầm máu, ho, khó thở phù chân, đổ mồ hôi trộm và tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng cho thai phụ cực hay, chi tiết bên dưới.

Tía tô là cây gì, chứa thành phần gì?

  • Tía tô dạng cây thảo, cao 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn.
  • Tía tô mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết quả nhiều, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt. Mùa hoa tháng 7-9, mùa quả tháng 10-12.

ba-bau-uong-la-tia-to-duoc-khong

Thành phần hóa học của cây tía tô

  • Tía tô chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%. Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.
  • Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g. Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).

5 tác dụng của tía tô với bà bầu

Tía tô trị ôm nghén

Chị em thường nôn, chán ăn, người mệt mỏi, thèm ăn những thứ chua, chát…: tía tô 20g, ngải diệp 16g, bạch truật 16g, đương quy 16g, phòng sâm 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 10g, sơn tra 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, liên kiều 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, cam thảo 12g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: an thai, bổ tỳ, hết nôn.

Tía tô trị đau bụng, ra huyết

Thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết: lá và cành tía tô 20g, bạch truật 16g, sa sâm 16g, ngải diệp 12g, a giao 6g, thục địa 16g, hoàng cầm 12g, gừng nướng cháy 6g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, phục long can 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 7 – 10 ngày liền. Công dụng: an thai, nhuận huyết, chỉ huyết.

Tía tô trị nhiệt thai

Nhiệt thai: chị em bị nóng trong bụng, cồn cào, nước tiểu đỏ lượng ít, ăn uống kém, sưng đau lợi răng, táo bón, tiêu hóa không thông lợi: đương quy 16g, lá và cành tía tô 16g, bạch truật 12g, chi tử 12g, liên kiều 16g, hoàng cầm 10g, đỗ trọng 10g, ngân hoa 10g, rau má 20g, a giao 6g, thục địa 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, khởi tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 7 – 8 ngày là một liệu trình.

Lá tía tô giúp giảm phù, sưng chân tay

Thai phụ bị phù nề, tiểu ít, tê bì hai chi dưới: tía tô 16g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, ngải diệp 12g, cao lương khương 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 12g, xa tiền 10g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, hương nhu trắng 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng: bổ trung, bổ tỳ, thuận khí, thông tiểu.

Tía tô trị ho, khó thở

Thai phụ bị ho hen, nhiều đờm, khó thở: tía tô 16g, cát cánh 16g, kinh giới 12g, trần bì 10g, mơ muối 10g, rau tần dày lá 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 12g, tang bạch bì 10g, bối mẫu 10g, bạch linh 10g, bạch quả 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh phế, trừ phong, tiêu đờm, giảm ho.

Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.

Lưu ý khi sử dụng tía tô ở phụ nữ mang thai

  • Trong thai kỳ nói chung, cơ thể thai phụ đã nóng, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp.
  • Đối với thai sản, trong Đông y truyền thống, chỉ thấy nói đến tác dụng an thai. Chủ yếu là dùng cành tía tô để chữa động thai và không nói đến tác dụng giúp bà bầu sinh nở dễ dàng, đó là những kinh nghiệm được truyền tai nhau. Có thể có tác dụng với người này nhưng không tác dụng với người kia do cơ địa.
  • Chính vì vậy, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi.

từ khóa:

  • mô tả cây tía tô
  • đặc điểm thực vật của cây tía tô
  • tác dụng của lá tía tô với bà bầu
  • tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh
  • ăn nhiều lá tía tô có tốt không
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close