Bài thuốc quý

5 cách trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian hiệu quả nhất

Điều trị cảm cúm bằng cách xông lá bưởi, tỏi, kinh giới, súc miệng bằng nước muối, ăn cháo hành kết hợp với dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin C sau vài ngày bệnh sẽ tự khỏi.

Cảm cúm là bệnh gì?

Cảm cúm là bệnh nhiễm virus gây sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi… Ở một số trường hợp, cúm có triệu chứng buồn nôn, ói mửa nhưng ít khi có tiêu chảy. Sau hai ngày sốt, các triệu chứng khác có thể bắt đầu giảm. Sau 5 ngày các triệu chứng này biến mất. Tuy nhiên, các triệu chứng hô hấp vẫn còn. Bệnh thường hết hẳn sau 7-10 ngày, một số ít trường hợp nặng gây viêm phổi cấp và chết sau 1-2 ngày.

Một số ca nhiễm trùng lan đến thanh quản, khí quản, phế quản, đến xoang, tai giữa. Những trường hợp này thường kèm bội nhiễm vi trùng, những người bệnh tim, phổi có thể bị bội nhiễm gây viêm phổi, nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh cúm có thể làm nặng thêm các bệnh phổi có sẵn như suyễn, viêm phế quản mãn, viêm tai mãn.

Bệnh lây truyền do ho hoặc chảy mũi bắn các giọt nước nhỏ chứa virus vào không khí. Dịch cúm thường xảy ra vào mùa mưa lạnh và lan nhanh. Trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn người lớn.

Triệu chứng cảm cúm ở trẻ em thường thây nhất

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường nhưng các triệu chứng của cúm thường có chiều hướng phát triển nhanh (thường 1-4 ngày sau khi bệnh nhân nhiễm phải virus cúm) và thường nghiêm trọng hơn so với triệu chứng hắt hơi và nghẹt mũi đặc trưng của bệnh cảm.

dieu-tri-cam-cum-o-tre-em

Triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virut. Triệu chứng đầu tiên là sốt, đau hay rát họng. Sau đó là ngạt mũi, ho và chảy nước mũi. Ở trẻ có thể có thêm triệu chứng đau tai; đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa.

Ngoài ra có các triệu chứng như: sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, nhức cơ, mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn,…

Trong hầu hết trường hợp, không cần phải đến bác sĩ, tuy nhiên bệnh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn thứ phát sau đó chẳng hạn viêm phổi (tức là nhiễm trùng ở phổi), viêm xoang hoặc viêm tai, hoặc viêm họng do liên cầu

Dưới đây liệt kê một số dấu hiệu cảnh báo ở người lớn cần thiết phải đến cơ sở y tế ngay lập tức ( lưu ý: đây không phải là tất cả các dấu hiệu có thể gặp):3

  • Sưng hạch ở cổ hoặc vùng hàmNôn mửa trầm trọng hoặc kéo dài
  • Đau ngực hoặc cảm giác thở ngắn
  •  Gặp khó khăn trong việc thở
  • Lơ mơ, ngất
  • Đau họng một cách trầm trọng, và/hoặc các triệu chứng nặng lên sau 1 tuần hoặc 10 ngày
  • Sốt cao hoặc sốt kéo dài trên 3 ngày.
  • Thở nhanh hoặc thở khó.
  • Âm thở rít
  • Ho như tiếng chó sủa.
  • Da tím tái
  • Đau tai hoặc chảy mũi tai
  • Mệt mỏi trầm trọng hoặc dễ bị kích thích
  • Các triệu chứng cải thiện nhưng sau đó nặng dần lên
  • Tình trạng bệnh kéo dài trên 10 ngày

Trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian không dùng KHÁNG SINH

1/ Xông bằng lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, tỏi …

Khi bị cảm cúm, bạn có thể sử dụng cách xông hơi để giúp cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể sử dụng một vài loại lá như: lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… mỗi một lần chọn khoảng 5 – 7 loại, trọng lượng khoảng 50 – 100 gam. Sau đó rửa sạch cho vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín.

Bạn hãy đun sôi nồi lá xông chừng 3 – 5 phút. Sau đó bạn nên chùm chăn kín, mở hé nắp nồi cho hơi nóng toát ra dần dần, bạn hãy hít thở thật đều, thật nhiều.

Bạn nên ngồi khoảng 5 – 10 phút cho tới khi mồ hôi ở cơ thể toát ra sau đó lấy khăn lau cho khô người. Xông hơi xong hãy uống một ly nước chanh cho thêm vào một ít muối.

Để có thể hết được bệnh cúm, bạn có thể xông hơi khoảng 2 -3 lần vào ngày liên tiếp. Mỗi lần xông hơi xong bạn sẽ thấy thoải mái dễ chịu và sẽ hết cảm luôn.

2/ Cho trẻ ăn cháo hành

Hành có tính sát khuẩn mạnh, được dùng để chữa cảm cúm rất nhạy. Trong dân gian mỗi khi cảm cúm người ta thường nấu cháo hành để ăn, giảm cảm, trị cảm cúm rất hiệu quả.

Bạn có thể nấu cháo trắng bằng gạo nếp rồi thái hành lá cho vào quấy đều cho hành chín tái rồi bắc ra ăn khi còn nóng cho vã mồ hôi ra sẽ rất nhẹ người.

Ngoài ra bạn còn có thể kết hợp với lá hành với lá tía tô, giảm cảm cũng rất tốt.

Với một số tỉnh miền Trung có món hành tăm hay còn gọi là hành trăm bạn cũng có thể tận dụng nấu cháo hành này ăn để giải cảm vô cùng hiệu nghiệm.

Nấu cháo trắng khi sắp được bạn đập dập một nắm củ hành tăm rồi cho vào nồi cháo quấy đều, nêm nếm gia vị vừa miệng, hành chín tới, bắc ra ăn nóng.

Qua đêm mô hồi toát ra nhiều, giải cảm cực linh nghiệm, người cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều.

3/ Uống nước gừng nóng

Cho vài lát gừng vào ấm nước đun sôi cùng ít đường phèn hay ít mật ong vào để uống. Uống 3 lần/ ngày sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm mà không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh.

4/ Kinh giới hấp đường phèn

Lấy một nắm lá kinh giới giã nát cho thêm đường phèn hay mật ong vào, hấp chín, ăn nóng sẽ nhanh chóng khỏi cảm cúm.

Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm toát mồ hôi nhanh. Do đó, khi ăn kinh giới hấp mật ong hay đường phèn sẽ giúp giảm cảm sốt nhanh chóng. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm mát họng, thông mũi nhanh chóng.

5/ Súc miệng bằng nước muối

Khi bị cảm cúm cổ họng sẽ đau rát vì ho khan, hắt hơi. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ ngày hay ngậm muối rồi nhổ đi cũng cho hiệu quả tương tự.

Muối có tính sát trùng, sát khuẩn cao do đó nó sẽ làm dịu cổ họng của bạn, kháng viêm tốt. Nếu có thể bạn cho thêm ít tinh chất nghệ vào nước muối để ngậm hoặc súc miệng thì hiệu quả còn tốt hơn nữa.

tu khoa

  • cách trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh
  • cách trị cảm cúm không dùng thuốc
  • thuốc trị cảm cúm nhức đầu sổ mũi
  • thuốc trị cảm cúm decolgen
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close