40 tuần thai

Thai nhi tuần 20 – Mẹ bầu mang thai cần biết, ăn gì,nặng bao nhiêu

Phát triển ở bé – thai nhi Tuần thứ 20

Bé bắt đầu “giao tiếp” với Mẹ qua những cử động đầu tiên hay còn gọi là “thai máy”. Đây là dấu hiệu bé đã chuyển sang giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ. Từ thời điểm này đến cuối thai kỳ, não tăng 6 lần cả về kích thước lẫn khối lượng, tế bào não hình thành những kết nối phức tạp hơn, tốc độ hoàn thiện về cấu trúc và chức năng cũng nhanh hơn.
Các tế bào thần kinh bắt đầu chuyên biệt hóa cho 5 giác quan: vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Từ thời điểm này đến cuối thai kỳ, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cho não chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Khi có mang 20 tuần, bé dài khoảng 15cm, khoảng chiều dài quả cà tím, và cân nặng khoảng 230g.
Da của bé dày hơn và phát triển các lớp dưới lớp vernix bảo vệ trong tuần mang thai thứ 20.
Tóc và móng tay của bé tiếp tục phát triển.
Các chi của bé phát triển tốt.

Thay đổi của mẹ -thai nhi tuần thứ 20

Mẹ chính thức đi được nửa đường của thai kỳ! Tử cung phát triển lớn lên và đẩy một số cơ quan ra khỏi vị trí bình thường.
Ruột là cơ quan đầu tiên dịch chuyển do tử cung mở rộng. Tần suất tiểu tiện có thể chậm lại, thường đi với giảm bớt rủi ro nhiễm trùng đường tiểu. Khi tình trạng căng cơ và dây chằng xung quanh dạ con đang nhiều thêm, Mẹ có thể cảm thấy đau nhức, cụ thể ở bụng dưới hoặc lưng. Một chứng đau điển hình gọi là đau dây chằng vùng khung chậu. Dây chằng vùng khung chậu là một trong những dây chằng giữ cho dạ con ở đúng vị trí. Trong trời gian mang thai nó căng và dày hơn để phù hợp cho tử cung đang lớn lên.
Nếu Mẹ di chuyển đột ngột hoặc với tay lấy cái gì nhanh, Mẹ có thể cảm thấy đau dây chằng vùng khung chậu, đau nhói và bị chuột rút tạm thời ở khu vực khung xương chậu. Đau dây chằng vùng khung chậu cũng có thể phát sinh khi tập thể dục. Vào tuần mang thai thứ 20, bụng và tử cung phát triển lớn lên, bây giờ nặng hơn và cao hơn khiến cho trọng tâm cơ thể Mẹ nghiêng về phía trước, Mẹ có thể cảm thấy sắp té ngã vào bất cứ lúc nào. Đây không phải là điều bất thường. Phần thấp hơn của xương sống có thể bắt đầu cong nhẹ ra phía sau để giúp bù cho phần trọng tâm. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng thêm đối với phần cơ bắp ở lưng.
Lượng dịch thải ra có thể gia tăng trong khoảng tuần mang thai thứ 20.

Mẹ cần làm gì – thai nhi tuần thứ 20

Từ tuần 20 trở đi, Mẹ sẽ cảm nhận rõ “cú tung chưởng” đầu tiên của bé – đánh dấu cột mốc thai máy, là lúc não bộ bé phát triển 6 lần, trọng lượng phát triển 10 lần, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên rất nhiều, nên Mẹ cần bổ sung đủ vitamin và dưỡng chất như sắt, vitamin A – B1 – B2…, DHA, Choline… Mẹ đừng quên uống Similac Mom chứa hệ dưỡng chất Eye-Q Plus gồm DHA, Cholin, Acid Folic, sắt cùng 24 vitamin và khoáng chất thiết yếu trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện não bộ.

Thai nhi được 20 tuần tuổi
Mang thai tháng thứ 5 – Thai 20 tuần

Dinh dưỡng – thai nhi tuần thứ 20

Từ tuần thứ 20, dinh dưỡng dành cho Mẹ bầu càng quan trọng hơn bao giờ hết. Mẹ nên bắt đầu bổ sung dinh dưỡng đúng cách để đảm bảo bé có sự phát triển tối đa về vòng đầu – là một bằng chứng cho phát triển não của bé, bên cạnh việc đảm bảo chiều cao và cân nặng được thúc đẩy phát triển tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này.

Vận động – thai nhi tuần thứ 20

Mẹ nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Dưới đây là gợi ý về bài tập Kegel cho Mẹ, giúp
quá trình sinh nở dễ dàng. Kegels là bài tập thể dục đơn giản có thể giúp tăng cường sức mạnh của cơ hoành khung xương chậu, bao gồm cơ xung quanh âm đạo, niệu đạo và hậu môn. Kegels giúp không bị tiểu són (giống như khi Mẹ hắt hơi hoặc cười lớn) và có thể giúp chuẩn bị cho hoạt động sinh nở.
Có 4 cấp độ tập Kegel: Nín tiểu – Tập với ngón tay – Co thắt âm đạo – Lặp lại nhiều lần. Mẹ cùng tìm hiểu và luyện tập nha!
Cấp độ 1: Nín tiểu
Hãy co cơ âm đạo rồi thả lỏng như khi Mẹ đi tiểu rồi nín lại giữa chừng. Hãy lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Trong khi luyện tập, hãy nhớ là không dùng đến các cơ bụng, chân, lưng và mông (sau khi tập, Mẹ cảm thấy mỏi các cơ này thì chứng tỏ chưa tập đúng cách). Mẹ có thể đặt tay lên bụng trong khi tập. Nếu thấy bụng hơi phập phồng là chưa đạt. Khi tập phải thở đều, chậm và sâu.
Cấp độ 2: Tập Kegel với ngón tay
Hãy rửa sạch tay của Mẹ trước khi tập luyện. Hãy luồn một ngón tay vào âm đạo và tìm cách dùng âm đạo kẹp lấy ngón tay. Mẹ sẽ cảm thấy âm đạo co lại. Bài tập này đã nâng cao và khó hơn bài tập trên một chút. Chính vì vậy đừng nản lòng nếu Mẹ không làm được ngay.
Cấp độ 3: Co thắt âm đạo, giữ nguyên 5 giây
Với cấp độ này, Mẹ lần lượt làm theo hướng dẫn như sau:

Co thắt cơ âm đạo một chút, đếm đến 5.
Co thắt thêm chút nữa, đếm đến 5.
Co thắt hết mức có thể, đếm đến 5.
Thả lỏng ngược trở lại, từng nấc một, mỗi nấc đếm đến 5.
Cấp độ 4: Lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần
Khi đã đạt được “thành tựu”, Mẹ hãy nâng cấp bài tập và tập luyện ở mức khó hơn như sau:

Co cơ âm đạo 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
Co thắt và thả lỏng càng nhanh càng tốt. Lặp lại 25 lần.
Tưởng tượng Mẹ đang cố hút một vật gì đó vào trong âm đạo. Giữ nó lại trong 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
Tưởng tượng Mẹ đang cố đẩy cái gì đó ra khỏi âm đạo. Giữ 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close