Nuôi con

Trẻ sơ sinh ngủ hay ngọ nguậy có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ hay ngọ nguậy chân tay có thể do: trẻ nằm mơ, phản xạ tự nhiên, bé tập lẫy,… là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển nên mẹ đừng quá lo lắng.

tre-so-sinh-ngu-hay-ngo-nguay-co-sao-khong

Trẻ sơ sinh ngủ hay ngọ nguậy có sao không?

Bà mẹ nào mà không thắc thỏm ghé mắt vào nôi bé để “do thám” xem con mình ngủ ra sao. Nhưng bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy bé liên tục ngọ nguậy chân tay thay vì ngủ yên lành.

Đừng lo lắng – những cử động chân tay trong giấc ngủ là một phần trong quá trình phát triển bình thường của bé. Hãy tìm hiểu xem giấc ngủ của bé diễn ra như thế nào.

Trẻ ngọ nguậy do mơ mộng

  • Khi thấy bé múa máy tứ chi trong giấc ngủ bạn cứ nghĩ chắc con đang có giấc mơ ngọt ngào.
  • Đúng là so với người lớn thì trẻ sơ sinh có giấc ngủ REM (cử động mắt nhanh) nhiều hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là bé đang trải qua những giấc mơ sống động, vì trẻ sơ sinh chưa có nhiều trải nghiệm và não của bé còn quá non nớt.

Trẻ hay duỗi đạp tay chân khi ngủ

  • Đừng quên rằng bé của bạn đã quen nằm co tròn trong bụng mẹ suốt thời gian dài.
  • Giờ đây bé được ở trong một thế giới rộng lớn, bé học cách co duỗi chân tay, có thể đạp mạnh và quờ quạng xung quanh – đó là điều hoàn toàn bình thường.

Dây thần kinh mới phát triển

  • Hệ thần kinh trung ương của bé vẫn còn đang phát triển, nên bé chưa tự chủ được các cử động của cơ thể.
  • Một khi bé lớn lên, bé sẽ điều khiển tốt hơn các cử động của tay chân và có khả năng điều khiển chúng theo ý mình, thay vì chỉ khua khoắng ngẫu nhiên.

Do bé ngủ chưa sâu, dễ tỉnh giấc

Vào tuổi này, các bé rất dễ tỉnh giấc và không đi vào những giai đoạn ngủ sâu hơn. Ngoài những cử động trong khi ngủ và co duỗi chân tay của bé, bạn có thể thấy bé nhăn mặt, mút miệng, chép môi, chớp mí mắt, nhoẻn cười, giật mình và tỉnh giấc rất dễ dàng.

Thời điểm bé tập lẫy

  • Luôn nhớ rằng bạn phải cho bé nằm ngửa khi đặt vào nôi để hạn chế tối đa nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ em (SIDS). Nhưng trong khoảng từ bốn đến bảy tháng tuổi, bé đã có thể lật sấp, đây không phải là điều đáng lo ngại. Một khi bé có thể tự lẫy thường xuyên, bé sẽ tự chọn tư thế ngủ mình thích.
  • Các cử động trong giấc ngủ của bé có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng chúng đơn giản chỉ là cách bé học kiểm soát và vận dụng cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ là bé vặn vẹo quá nhiều hoặc các cử động khiến bé không thoải mái và không thể thư giãn được, hãy gọi cho bác sỹ nhi khoa. Bé ngủ ngon hơn thì có nghĩa là mọi người trong nhà cũng được ngủ ngon hơn!

Từ khóa:

  • trẻ ngủ hay đập chân tay
  • bé sơ sinh hay vặn mình ngủ không ngon giấc
  • trẻ sơ sinh hay dụi tay vào mặt
  • mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
  • cách bổ sung vitamin d cho trẻ sơ sinh

 

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close