Bệnh lýMang thai

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước là bệnh gì, phải làm sao?

Mẹ bầu bị ngứa nổi mụn nước có thể là triệu chứng của bệnh da liễu: rôm sảy, viêm nang lông hay do sự thay đổi về nội tiết. Mẹ bầu cần tắm rữa sạch sẽ, bổ sung vitamin C hoặc đi khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài.

Nguyên nhân bà bầu bị nổi mụn nước

  • Do sự tăng thân nhiệt và tăng tiết bã nhờn do thay đổi nội tiết tố khi mang thai, cùng với đó là làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi.
  • Do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau nhất là ở vùng da gấp hoặc do da với quần áo.
  • Tình trạng nổi mụn nước cũng có thể bắt nguồn từ sự kích ứng nhẹ với làn da, nhiều khi mẹ cũng không hề để ý đến do dễ nhầm lẫn với việc nổi mụn khi mang thai thông thường. Những vùng da hay bị nổi mụn nước là lưng, ngực, tay, chân, một số trường hợp nổi trên mặt, dưới lòng bàn chân, bàn tay.

ba-bau-bi-ngua-noi-mun-nuoc-la-benh-gi

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước là bệnh gì, phải làm sao?

Bà bầu bị ngứa nổi mụn nước có thể là dấu hiệu của bệnh da liễu

Mẹ bầu nổi mụn nước thì có thể là dấu hiệu của một số chứng bệnh về da dưới đây:

  1. Rôm sảy
    • Thông thường, tình trạng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé. Tuy nhiên, người lớn và cả phụ nữ mang thai có thể cũng sẽ đối mặt với tình trạng này.
    • Tình trạng rôm sảy có đặc điểm là một số vùng da trên cơ thể nổi những nốt mụn nước li ti kèm theo tình trạng ngứa ngáy và khó chịu.
  2. Viêm nang lông
    • Thông thường, chứng viêm nang lông sẽ khởi phát vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
    • Dấu hiệu thường gặp là những mụn nước có kèm theo mủ ở nang lông, thường nổi ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực, bụng,…
  3. Viêm da bọng nước
    • Chứng bệnh này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 – 21 của thai kỳ cũng có thể mang đến những mảng mề đay, mụn nước mọc quanh rốn, đùi.
    • Sau đó, những mụn nước này lan sang bụng, lưng, bàn tay, bàn chân… gây ngứa cho bà bầu.

Bà bầu nên làm gì khi bị ngứa nổi mụn nước?

  • Để giảm việc mụn nước bị vỡ cũng như hạn chế việc ngứa ngáy, mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, không nên mặc quần áo quá chật vì sẽ khiến tình trạng  thêm tồi tệ hơn.
  • Mẹ cũng cần tránh xa các yếu tố gây kích ứng da như kem dưỡng da, mỹ phẩm…
  • Nếu thấy ngứa ngáy không chịu được mẹ có thể đi tắm nước mát, tắm bằng vòi hoa sen, nhưng không nên tắm quá lâu.
  • Mẹ nên ăn nhiều rau tươi và trái cây để tăng lượng vitamin cho cơ thể, hạn chế ăn thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hẹ và thức ăn nhiều đường; uống nhiều nước; nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp cho máu được lưu thông tốt.
  • Mẹ cũng không nên dùng bất kỳ loại thuốc nào thoa nên những nốt mụn nước này. Việc sử dụng thuốc uống hay thuốc thoa đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là có thể gây dị tật bẩm sinh, nhất là trong 3 tháng đầu.
  • Mẹ có thể dùng lá trà xanh nấu nước để rửa những nốt mụn nước để hạn chế bị nhiễm trùng và phần nào làm dịu cơn ngứa.
  • Nếu tình trạng nổi mụn ngày càng trầm trọng hơn, cơn ngứa cũng xuất hiện nhiều hơn thì tốt nhất mẹ nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn.

Bà bầu bị ngứa ngứa nổi mụn nước có nên gãi không?

  • Khi ngứa ngáy, gãi là điều đầu tiên mà các mẹ thường làm. Tuy nhiên, việc gãi hoàn toàn không có tác dụng làm đỡ ngứa mà còn khiến các mụn nước bị vỡ và tổn thương, dễ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng và tình trạng ngứa sẽ ngày càng nặng hơn.
  • Nói chung, những “vụ” nổi mụn nước ngứa ngáy này làm các mẹ tổn hao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, mẹ yên tâm là em bé sẽ không bị ảnh hưởng gì nếu mẹ bị ngứa và sớm tìm được cách khắc phục.

Từ khóa:

  • bà bầu bị nổi mụn nước
  • bà bầu bị mẩn ngứa ở bụng
  • bà bầu bị mẩn ngứa khắp người
  • bị nổi mụn nước khi mang thai
  • bà bầu bị ngứa nổi mụn nước ở chân
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close