Mang thai

Những dấu hiệu báo cho mẹ là bé sắp vượt cạn

TÍN HIỆU “CẤP CỨU” CỦA THAI NHI KHI GẶP CHUYỆN CHẲNG LÀNH, MẸ ĐỪNG CHỦ QUAN NHÉ!

“Sao có những ngày tôi thấy thai máy đạp liên tục, nhưng cũng có những ngày bé yên ắng khác thường, vậy bé có ổn không?”. Đây là một trong những băn khoăn chung của hầu hết các bà bầu.
Việc cảm nhận thai máy ở các bà mẹ thường không giống nhau, tùy thuộc vào số lần mang thai của mẹ và thể trạng của bé. Thông thường, những mẹ mang thai lần 2 (con rạ) sẽ cảm nhận thai máy sớm hơn khoảng từ tuần thứ 13, còn những mẹ mang thai lần đầu (con so) có người đến tận đến tuần thứ 20 – 25 của thai kỳ mới bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của con yêu trong bụng.
Thai máy – đó là dấu hiệu của sự sống cho thấy sự lớn dần lên của con yêu trong bụng mẹ. Nhưng thai máy, đạp thế nào là bình thường, bất thường? Tất cả những thắc mắc này của các mẹ sẽ được giải đáp ngay sau đây:
Thai máy thế nào là bình thường?
Cảm nhận thai máy rõ nhất bắt đầu từ tuần 28 của thai kỳ trở đi. Giai đoạn này bé sẽ có những cử động mạnh và thường xuyên hơn. Mẹ có thể đếm cử động thai như sau để nắm rõ tình hình sức khỏe của con:
Lưu ý: Mẹ nên dành khoảng một giờ (cố định mỗi ngày, có thể sáng hoặc tối, nằm – ngồi tùy ý) để đếm cử động thai, chú ý chọn khung giờ mà thai cử động nhiệu nhất
Nếu thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh trong bụng mẹ sẽ có hơn 5 lần cử động trong một giờ, hai giờ tương đương 10 cử động.
Những cử động của thai thường là khua tay, đạp chân. Thai càng lớn mẹ sẽ cảm nhận những cử động này rõ ràng hơn như lắc lư, huých mạnh nhất là khi mẹ đến những nơi có tiếng ồn hoặc cho thai nhi nghe nhạc quá lớn. Một số bé hiếu động hơn sẽ “đá, khua tay múa chân…” với mẹ nhiều hơn, số khác còn “chổng mông”, “cuộn tròn người” (nhất là khi mẹ nằm), “giang chân”…
Ngoài khoảng thời gian thức và hoạt động không ngừng, thai nhi cũng sẽ có thời gian ngủ nhất định, mẹ cần lưu ý chu kỳ ngủ – thức của bé đế “lên lịch” theo dõi cho tiện.
sắp sinh, mang thai
Dấu hiệu mẹ sắp sinh
Thai máy thế nào là bất thường?
Như đã nói trên, thai khỏe mạnh thông thường sẽ có 5 cử động trong khoảng một giờ. Khi phát hiện thai nhi có những biểu hiện sau mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì có thể bé đang gặp phải rắc rối nào đó, nếu để lâu sẽ khiến tình hình của bé trở nên nghiêm trọng hơn, nặng có thể dẫn đến thai chết lưu:
– Thai có cử động ít hơn bình thường hoặc chậm hơn bình thường rất nhiều trong khung giờ “vàng” của mẹ.
– Thai chòi đạp bất thường, dữ dội trong bụng mẹ
Theo các bác sĩ sản khoa, nguyên nhân hàng đầu khiến bé máy, chòi đạp bất thường do thai thiếu oxy, một số nguyên nhân khác là nhau thai bất thường, thiếu ối…. Thai bị thiếu oxy có thể do:
+ Bé bị dây rốn quấn cổ, bé cầm nắm dây rốn quá chặt;
+ Mẹ bị hen, thiếu máu, tăng huyết áp, nhiễm trùng cấp tính… cũng khiến em bé trong bụng bị thiếu oxy
+ Mẹ làm việc trong môi trường thiếu oxy cũng có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy
+ ……….
Lần đầu làm mẹ, khi cảm nhận những cú huých, cú đạp của bé vào thành bụng sẽ khiến bạn bật cười thích thú xen lẫn cảm giác hạnh phúc. Mẹ ạ, chính những cú huých đạp đó là kênh giao tiếp giữa bé và mẹ đó và đó cũng là dấu hiệu thông thường giúp mẹ nhận biết em bé trong bụng mình có đang khỏe mạnh hay không. Có lúc thai cử động như gợn sóng nhẹ, có khi rất mạnh làm mẹ đau thốn ở bụng, nhưng mẹ rất vui và yên tâm. Tuy nhiên, nếu một lúc nào đó thấy thai nhi có những biểu hiện bất thường, lời khuyên duy nhất cho mẹ là hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra ngay nhé!
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close