Bệnh lý

Trị ho bằng mật ong như thế nào?

Chữa ho bằng mật ong kết hợp với chanh, tắc, lá hẹ hoặc gừng theo công thức bên dưới kết hợp với nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C và kiêng những thực phẩm bên dưới sau vài ngày bệnh sẽ khỏi.

Vì sao mật ong có thể chữa ho, viêm họng?

  • Mật ong chứa nhiều đường và các loại axit amin có lợi cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, khả năng chống lại những kích thích của những tác nhân xấu đối với sức khỏe.
  • Mật ong nguyên chất có vị ngọt dịu, chứa nhiều khoáng chất và được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có thể chống đỡ lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh. Nhờ những đặc tính vượt trội trên, mật ong có thể khắc phục được mọi triệu chứng mà viêm họng gây ra như: đau rát cổ họng, ho khan, ho có đờm, khản tiếng,…

4 cách chữa ho với mật ong HIỆU QUẢ NHẤT theo dân gian

1/ Chữa trị ho bằng mật ong và hẹ

Công thức: thái nhỏ 3-5 lá hẹ rồi cho vào chén. Đổ mật ong ngập hẹ. Sau đó đem chén đựng hỗn hợp mật ong và hẹ này hấp hoặc chưng cách thủy. Đến khi hẹ chính mềm, bạn tán nhuyễn và ăn. Hỗn hợp chữa trị ho bằng mật ong và hẹ này khá hiệu quả. Đặc biệt là trong trường hợp viêm họng và cảm cúm.

2/ Chữa trị ho bằng mật ong và chanh

Tác dụng của mật ong và chanh là tăng cường sức đề kháng cũng như là kháng khuẩn mạnh nên giúp ích rất nhiều trong việc chữa trị ho. Bởi vậy, thời xa xưa, các chiến binh, đặc biệt là các chiến binh Sparta của Hy Lạp rất hay mang mật ong ra trận để bôi lên vết thương khi bị thương nằm kháng viêm, chống nhiễm trùng.

tri-ho-bang-mat-ong

Cách dùng: Mỗi sáng sớm sau khi thức dậy và mỗi tối trước khi ngủ, pha một ly nước chanh ấm mật ong để chữa trị ho. Đây là một thức uống để chữa trị ho bằng mật ong và chanh hiệu quả và lại rất ngon.

3/ Trị ho bằng mật ong và gừng

Công thức: thái lát 1 củ gừng nhỏ chừng 20gram ngâm với mật ong, nếu trong trường hợp cấp bách có thể chưng với nồi cơm. Dùng thường xuyên mỗi ngày 2 lần không những chữa trị ho hiệu quả mà còn phòng các bệnh liên quan về đường hô hấp.

4/ Trị ho bằng mật ong vs tắc

Công thức: Rửa và cắt mỏng 3-4 trái tắc (hay còn gọi là trái hạnh, trái quốc) rồi cho vào chén. Đổ mật ong ngập tắc, đem cách thủy, hoặc có thể hấp trong nồi cơm điện tầm 10 – 15 phút.

Có thể pha loãng với nước ấm để uống hoặc ăn và uống trực tiếp luôn. Ban đầu hơi khó khăn nhưng ăn nhiều lần sẽ quen.Ngày uống 2 lần sau 2 bữa cơm (tại lúc đó mới nấu cơm để chưng tắc với mật ong).

Bị ho nên ăn gì?

Các bác sĩ cả Tây y và Đông y cho rằng, khi bị ho cần ăn những thực phẩm tốt sau đây:

  • Cần ăn các món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp loãng, cháo, sữa…
  • Ăn các món giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, lợn, rau có màu xanh, đỏ.
  • Thực phẩm có vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa…) tăng khả năng thải độc, loại bỏ các chất gây phản ứng ho, tăng sức đề kháng giúp cơ thể đẩy lùi bệnh. Vitamin C tự nhiên tốt hơn vitamin C dược phẩm, thực phẩm chức năng.
  • Kẽm (có trong sò, ngao, củ cải trắng) tăng cao sức khỏe đề kháng.
  • Mật ong rất tốt cho người bị ho, viêm họng. Mỗi sáng ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất hoặc uống một cốc mật ong – chanh đào rất tốt để kháng khuẩn, phòng ho, đẩy lùi cơn rát cổ họng.
  • Bạc hà dạng kẹo giúp thông các niêm mạc tiết đầy dịch khi ho, ho có đờm, viêm họng kèm ngứa, sổ mũi (không hợp với người viêm họng giai đoạn đỏ rát đau).
  • Dấm táo rất tốt cho người ho, viêm họng vì diệt khuẩn, kích thích tăng sinh miễn dịch, ngừa bội nhiễm.

Bị ho nên kiêng ăn những gì?

Kiêng ăn đồ cay, lạnh

Những đồ ăn lạnh, cay có thể kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho của bạn tăng lên. Theo Đông y, các thực phẩm lạnh dễ gây tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Vậy nên nếu bạn muốn ăn các món đồ được lưu trữ trong tủ lạnh, bạn nên bỏ chúng ra ngoài cho bớt lạnh rồi mới ăn. Đối với những trẻ  bị ho dị ứng không nên uống đồ uống có ga, bởi nó có thể gây ra một cơn ho kéo dài. Bạn cũng không nên cho trẻ ăn các thức ăn cay, vì khi đang ăn cay mà bị cơn ho bất ngờ rất dẽ bị sặc va nguy hiểm.

Quả quýt

Nhiều người dùng vỏ quýt để chữa ho, long đờm nhưng những múi quýt lại có tác dụng ngược lại. Bạn đừng nhầm lẫn nhé. Trong thịt quýt có chứa cellulite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.

Dừa, mía

Dừa, mía có tính lạnh ăn nhiều sẽ trở ngại cho nội tạng, không tốt cho những người đang bị ho, suyễn. Vì vậy bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến từ dứa, mía khi bị ho.

Cá, tôm, cua biển

Cá, tôm, cua không được khuyên dùng khi bị ho. Đó là bởi vì hệ hô hấp dễ bị kích thích do vị tanh của cá. Chưa kể đến việc nhiều người bị dị ứng với chất protein trong tôm cá, mà dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra ho.

Kiêng món quá mặn hoặc quá ngọt

Đồ ăn quá mặn hay quá ngọt không liên quan nhiều lắm đến những cơn ho. Nhưng khi đang bị ho, việc ăn quá nhiều thực phẩm béo, ngọt, mặn sẽ khiến cơ thể bị bốc hỏa, làm cho triệu chứng ho nặng hơn.

Thực phẩm chiên rán

Các loại thực phẩm chiên rán cũng không được khuyến khích cho những ai đang bị ho. Thức ăn chiên xào có thể tăng thêm gánh nặng co dạ dày, làm cho việc làm cho việc tiêu hóa kém đi, từ đó dịch đờm tăng thêm nhiều hơn và bệnh ho càng lâu khỏi.

tu khoa

  • trị ho bằng mật ong và gừng
  • cách chưng gừng với đường phèn
  • gừng ngâm mật ong chữa ho
  • trà gừng mật ong có tác dụng gì
  • cách trị ho bằng mật ong và tỏi
  • tỏi và mật ong có kỵ nhau không
  • mat ong co ky voi thuoc tay khong
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close