Trị Mụn
Tìm hiểu về mụn trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ được xem là một loại bệnh mãn tính và gây ảnh hưởng nhiều đến da, nhất là vùng mặt. Vậy bạn đã biết gì về dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị mụn trứng cá đỏ hay chưa ? Hãy cùng dinhduongdoisong tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về mụn trứng cá đỏ
1. Nhận biết mụn trứng cá đỏ
- Khác với mụn trứng cá thông thường, mụn trứng cá đỏ là là loại mụn có liên qua đến các mạch máu trên mặt. Triệu chứng là tình trạng da đỏ lên ban đầu, sau đó phát triển thành những nốt sần và mụn mủ, xuất hiện chủ yếu trên mặt và một số ít trường hợp có thể lan rộng đến tai, lưng và ngực.
- Độ tuổi thường bị mụn trứng cá đỏ là từ 30 – 60 tuổi, theo nghiên cứu thì phụ nữ thường dễ mắc phải hơn, thương tổn để lại có thể trong thời gian ngắn hoặc vĩnh viễn. Nếu không điều trị sớm mặt có thể bị phù nề, biến dạng, gây nên nhiều hậu quả khó lường.
2. Phân biệt 4 kiểu mụn trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ có 4 kiểu với những triệu chứng riêng biệt, một người có thể bị một kiểu hay nhiều kiểu cùng lúc. Mụn trứng cá đỏ thường xảy ra theo chu kỳ, có thể bị trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng rồi biến mất, sau đó bị trở lại.
Kiểu 1: Giãn mạch máu
- Da mặt đỏ bừng
- Các mạch máu giãn ra có thể nhìn thấy được
- Da bị sưng và nhạy cảm hơn
- Có cảm giác châm chít, da khô ráp và có vảy
Kiểu 2: Xuất hiện mụn sần và viêm
- Da nổi mụn đỏ như mụn trứng cá
- Xuất hiện nhiều nốt sần và viêm trên da
- Da nhờn và nhạy cảm hơn
Kiểu 3: Chứng “mũi to”
- Da mũi dày lên, thô ráp
- Lỗ chân lông lớn và có thể nhìn thấy mạch máu bị vỡ.
Kiểu 4: Mụn trứng cá đỏ ở mắt
- Các triệu chứng tập trung vào vùng mắt
- Mắt đỏ,đổ ghèn, chảy nước mắt
- Mắt khô, khó chịu, ngứa mắt
- Nang ở mắt
- Thị lực giảm và mạch máu mí mắt bị vỡ
3. Nguyên nhân đến mụn trứng cá đỏ là gì ?
Mụn trứng cá đỏ được xem là một loại bệnh do yếu tố di truyền, môi trường và một số nguyên nhân khác tạo thành, cụ thể như sau:
- Do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ánh nắng mặt trời, các tia cực tím lâu ngày.
- Khi quan sát những người bị bệnh trứng cá đỏ, người ta nhận thấy nồng độ cao các kháng khuẩn như Cathelicidins. Cathelicidins làm giãn mạch máu ở da, gây phù nề và thúc đẩy quá trình viêm. Ngoài ra ở vùng bị mụn trứng cá đỏ còn có các Enzym protein như Emzym collagen, bình thường các enzym này giúp làm lành vết thương nhưng khi nồng đồ quá cao thì sẽ làm đẩy nhanh quá trình viêm da, làm da khô và dày hơn.
- Do các loại vi khuẩn như: vi khuẩn đường ruột Helicobacter pylori, vi khuẩn nhóm Bacillus oleronius…
- Do sử dụng quá nhiều thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn…
4. Những điều cần lưu ý khi bị mụn trứng cá đỏ
- Tránh tự ý dùng tay nặn mụn hay chạm lên vùng bị mụn trứng cá đỏ vì chỉ làm tình trạng cần nặng thêm.
- Bảo vệ da cẩn thận khi đi tiếp xúc với ánh nắng: đeo khẩu trang, thoa kem chống nắng…
- Vệ sinh da sạch sẽ, giữ cho da luôn thoáng mát. Rửa mặt bằng các dung dịch có độ pH trung tính, xịt khoáng hàng ngày.
- Tránh sử dụng những loại kem có chứa thành phần gây kích ứng da.
- Uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho da.
- Tăng cường cung cấp vitamin B qua các nguồn như: ngũ cốc, thịt gà, nấm…
Những cách trị mụn trứng cá đỏ bạn nên biết
1. Điều trị mụn trứng cá đỏ bằng thuốc
- Mụn trứng cá đỏ có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc và kháng sinh theo tư vấn của bác sĩ về da liễu như: Metronidarol, Tetracyclin, Benzoyl pezoxyde…
- Thời gian điều trị có thể kéo dài từ vài tuần hoặc vài tháng da mới có sự cải thiện.
2. Trị mụn trứng cá đỏ bằng cách chườm đá
Chườm đá lạnh là cách giúp giảm sưng cực kỳ hiệu quả, đối với mụn trứng cá đỏ cũng thế. Hãy dùng khăn sạch bọc đá sạch và chườm lên vùng bị mụn từ 5 – 10 phút mỗi tối, độ lạnh đột ngột sẽ khiến các tế bào co lại, giúp các vết mụn giảm sưng tấy rõ rệt.
3. Trị mụn trứng cá đỏ với tỏi
Theo lời khuyên của các chuyên gia về thẩm mỹ, dùng tỏi là cách trị mụn trứng cá đỏ rất hiệu quả tại nhà mà bạn nên thử, vì trong tỏi có chứa nhiều Sunphur có tính chất kháng sinh tự nhiên, giúp “chống” mụn trứng cá đỏ.
Cách thực hiện
- Hãy giã nát tỏi rồi đắp lên những vùng bị mụn và để trong vài phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm.
- Thực hiện khoảng 3 lần mỗi tuần để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
4. Trị mụn trứng cá đỏ bằng kem đánh răng
Kem đánh răng có tác dụng diệt khuẩn do có chứa hoạt chất Sodium pyrophosphate và Silica, vì thế giúp chống lại sự viêm nhiễm của mụn trứng cá đỏ rất tốt. Bên cạnh đó, kem đánh rang còn chứa baking soda giúp kiểm soát bã nhờn và giảm lượng dầu thừa trên da.
Cách thực hiện
- Lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ và chấm lên những nốt mụn trứng cá đỏ.
- Giữ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
5. Dùng mật ong giúp kháng viêm mạnh mẽ
Mật ong có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn gây sưng, viêm phát triển, ngoài ra còn giúp làm sạch lỗ chân lông.
Cách thực hiện
- Làm sạch da mặt, thoa mặt ong lên da tạo thành một lớp mặt nạ tự nhiên.
- Để khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm
Chúc bạn thành công với những chia sẽ từ dinhduongdoisong về mụn trứng cá đỏ!