Nuôi con

Trẻ sơ sinh thiếu máu, cách phát hiện và biện pháp phòng ngừa mà mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh thiếu máu là một căn bệnh diễn ra trong âm thầm và không có nhiều biểu hiện ra ngoài. Do đó, nếu mẹ không quan sát và theo dõi con kĩ thì sẽ bỏ qua nhiều dấu hiệu. Bài viết hôm nay chia sẻ đến mẹ bỉm sữa một số cách phát hiện và biện pháp phòng ngừa trẻ sơ sinh thiếu máu.

Trẻ sơ sinh thiếu máu là bệnh gì?

Bệnh thiếu máu được biết đến là bệnh xảy ra khi những tế bào hồng cầu của cơ thể chứa lượng Hemoglobin thấp hơn so với bình thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu, thiếu các chất dinh dưỡng, do di truyền, do rối loạn thuốc hoặc mắc các bệnh mãn tính. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu chất sắt cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh trẻ sơ sinh thiếu máu. Ngoài ra, các bé sinh non cũng thường hay mắc bệnh thiếu máu.

hinh-1
Bệnh thiếu máu được biết đến là bệnh xảy ra khi những tế bào hồng cầu của cơ thể chứa lượng Hemoglobin thấp hơn so với bình thường.

Cách nhận biết trẻ sơ sinh thiếu máu

Các triệu chứng mẹ có thể dễ dàng phát hiện khi trẻ sơ sinh thiếu máu, đó là cáu gắt, mệt mỏi, bé không thèm ăn, da và môi đều nhợt nhạt, dưới các ngón tay, mắt, môi đều có đóng màng. Nếu có ảnh hưởng nặng hơn thì có các triệu chứng về tim, về tinh thần… Do đó, mẹ hãy cho bé thường xuyên đi kiểm tra lượng sắt bên trong cơ thể. Nếu thấp quá thì bác sĩ sẽ đề xuất những thực đơn dinh dưỡng bổ dưỡng hơn, các loại thuốc, vitamin bổ sung chất sắt… Với những loại thuốc bổ sung chất sắt, mẹ bỉm sữa cần nên cẩn trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng và đúng thuốc.

Một số biện pháp phòng tránh trẻ sơ sinh thiếu máu

  • Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Sữa mẹ có chứa các dạng chất sắt đặc biệt dễ dàng hấp thu sắt hơn trong các loại thức ăn khác.
  • Không cho bé dùng sữa bò trước 1 tuổi. Sữa bò có lượng sắt khá là thấp và có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của bé, dẫn đến sự mất sắt từ từ theo thời gian.
hinh-2
Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Sữa mẹ có chứa các dạng chất sắt đặc biệt dễ dàng hấp thu sắt hơn trong các loại thức ăn khác.
  • Cho trẻ sơ sinh ăn ngũ cốc bổ sung sắt, từ khoảng 8 tháng tuổi bắt đầu thêm các thức ăn giàu chất sắt khác như các loại đậu, rau bina, lòng đỏ trứng và thịt nạc, gia cầm và cá.
  • Cho bé ăn thức ăn giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt. Một vài lựa chọn cho bạn như ớt chuông đỏ, đu đủ, dưa vàng, bông cải xanh, dâu tây và cam.

Bài viết trên đây vừa chia sẻ đến các mẹ một số thông tin về cách nhận biết và biện pháp phòng tránh trẻ sơ sinh thiêu máu.Chúc các mẹ nuôi con mau ăn chóng lớn,

 

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close