Nuôi con

Mẹ bỉm sữa nên làm gì khi trẻ sơ sinh nghẹt mũi?

Trẻ sơ sinh nghẹt mũi bên cạnh lý do thời tiết thay đổi, bị cảm cúm thì vẫn còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Mẹ bỉm sữa cần theo dõi và chăm sóc bé cẩn thận để nhanh chóng giúp bé hết bệnh. Hãy cùng ngay bài viết dưới đây để tìm giải pháp cho tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi

  • Bé bị cảm lạnh: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi đó là do bị cảm cúm. Không chỉ là do thời tiết mùa đông lạnh lẽo mà ngay cả mùa hè bé vẫn có thể bị nhiễm lạnh do mồ hôi ra nhiều nhưng không lại thấm ngược vào cơ thể con, hoặc bé nằm nhiều trong phòng có điều hòa, máy quạt chĩa thẳng vào mặt con. Trẻ sơ sinh nghẹt mũi do cảm lạnh thường có kèm theo một số triệu chứng khác như sốt nhẹ, đau họng, hắt hơi và chảy nước mắt…
hinh-1
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh nghẹt mũi
  • Bé bị dị ứng với môi trường: Trẻ sơ sinh còn nhỏ nên rất dễ mẫn cảm với môi trường xung quanh. Các vấn đề về thời tiết, môi trường, phấn hoa, khói bụi, độ ẩm… cũng có thể là nguyên nhân. Thông thường, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi còn đi kèm với các triệu chứng ngứa mũi, mũi đỏ, hắt hơi…
  • Có vật bị mắc bên trong mũi bé: đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh nghẹt mũi, thở khò khè. Nhiều lúc con đùa nghịch và bị vật gì đó lọt vào mũi nhưng bố mẹ lại không biết.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh nghẹt mũi?

Đối với các trẻ sơ sinh nghẹt mũi dưới 3 tháng, mẹ bỉm sữa nên hạn chế cho con uống thuốc càng tốt. Bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp ngay sau đây:

  • Sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorua 0.9% : khi nhỏ nước muối vào mũi bé có thể sẽ làm loãng đi dịch mũi. Bên cạnh đó, nước muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Mẹ có thể đến các nhà thuốc để tìm mua nước muối sinh lý.
hinh-2
Đối với các trẻ sơ sinh nghẹt mũi dưới 3 tháng, mẹ bỉm sữa nên hạn chế cho con uống thuốc càng tốt
  • Sử dụng dụng cụ hút mũi: nếu mẹ thấy con bị nghẹt mũi nhiều và có nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ hút mũi từ các nhà thuốc để hút cho bé. Sau khi sử dụng, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, tiệt trùng sạch sẽ bằng xà phòng và đun nóng lại với nước sôi.
  • Tắm hoặc xông hơi cho con trẻ bằng nước ấm pha với tinh dầu: tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm hoặc tinh dầu tỏi… đều là các tinh dầu có thể làm thông mũi tốt hơn cho bé.
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close