40 tuần thaiMang thai

Khi nào thì phải sinh mổ chủ động?

Sinh mổ chủ động được thực hiện khi mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe hoặc thai nhi có dấu hiệu suy thai, sinh non, sinh khó… việc sinh mổ có nhiều ưu điểm nhưng cũng có không ít rũi ro cho mẹ bầu.

Sinh mổ chủ động là gì?

Sinh mổ chủ động là phương pháp mổ “bắt con” trước khi chuyển dạ, thường được thực hiện với những trường hợp đã từng sinh mổ, khi sức khỏe mẹ bầu có vấn đề hoặc khi thai nhi có dấu hiệu suy thai, kém phát triển.

khi-nao-thi-phai-sinh-mo-chu-dong

Khi nào thì phải sinh mổ chủ động?

  • Khi có những tình trạng bệnh lý của mẹ hay thai nhi cần phải chấm dứt thai kỳ ngay.
  • Ví dụ khi mẹ bị cao huyết áp do thai kỳ nặng, huyết áp tăng cao không điều chỉnh được bằng thuốc gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Hay thai nhi bị kém phát triển trong tử cung, quá ít nước ối, có dấu hiệu suy thai, cần phải đưa thai ra ngay, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.

Sinh mổ chủ động có những ưu điểm gì?

  • Biết chính xác thời điểm bé cưng chào đời: Chỉ có 5% trẻ chào đời đúng ngày dự sinh. Sinh mổ chủ động, mẹ và gia đình sẽ biết chính xác ngày, thậm chí giờ chào đời của con.
  • Giảm nguy cơ băng huyết: So với sinh thường và sinh mổ cấp cứu, nhiều bằng chứng cho thấy sinh mổ chủ động có tỷ lệ băng huyết sau sinh giảm hơn hẳn. Ngoài ra, mổ chủ động cũng giảm hẳn những nguy cơ mổ thai cấp cứu như: nhiễm trùng, chấn thương thai nhi, tổn thương nội tạng…
  • Hạn chế nguy cơ thai nhi bị ngạt do thiếu ô-xy, bị sang chấn do sinh khó hay chuyển dạ kéo dài.

Những bất lợi cho mẹ bầu khi sinh mổ chủ động:

  • Khi sinh mổ, người mẹ có thể bị những tai biến do gây mê hay do phẫu thuật (phạm phải động mạch tử cung, bàng quang, ruột, khâu trúng niệu quản…). Người mẹ sẽ mất máu nhiều hơn. Sau mổ có thể bị biến chứng nhiễm trùng vết mổ nên khả năng phải dùng kháng sinh nhều hơn và lâu hơn.
  • Thời gian hồi phục sức khỏe của người mẹ sẽ lâu hơn, thời gian phải nằm viện cũng dài hơn.
  • Sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau. Vết mổ trên tử cung cũng có thể gây ra dính ruột, tắc ruột.

Những bất lợi cho con khi sinh mổ chủ động:

  • Nếu sinh mổ chủ động khi trẻ chưa đủ tháng, trẻ có khả năng bị suy hô hấp cấp do thiếu chất Surfactant (chất rất cần cho hoạt động của phổi, giúp phổi dãn nở tốt) hay bị hội chứng phổi ướt (Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi).
  • Ngoài ra, nếu non tháng, trẻ cũng dễ bị hạ thân nhiệt, xuất huyết não, vàng da nhân, nhiễm trùng huyết…

Mẹ bầu chuẩn bị gì trước khi sinh mổ chủ động

  • Vệ sinh cá nhân: Mẹ bầu cần tắm gội sạch sẽ, đặc biệt là vùng “cửa mình”. Việc vệ sinh sạch sẽ cũng giúp mẹ giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ít nhất 6 giờ trước khi lên bàn mổ, mẹ bầu không được ăn, uống bất cứ thứ gì. Thời gian trước đó, mẹ có thể uống nước, ăn súp, cháo hoặc những thực phẩm dễ tiêu. Sau khi sinh, nhu động ruột và hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng như phản ứng phụ của thuốc tê có thể làm mẹ buồn nôn. Vì vậy, lúc này mẹ nên tránh thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
  • Chuẩn bị đồ đi viện: Những đồ dùng vệ sinh cá nhân, quần áo cho cả mẹ và bé, đồ dùng hàng ngày… Khi đi sinh, mẹ không cần đầu tư quá về trang phục, chỉ cần chọn vài bộ gọn gàng, thoải mái là được. Trang điểm, sơn móng tay hay đồ trang sức đều không cần thiết, mẹ nhé!

Từ khóa:

  • nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu
  • có nên sinh mổ ở tuần 38
  • sinh mổ có nên chờ chuyển dạ
  • nên mổ đẻ vào tuần thứ bao nhiêu
  • thai 38 tuần xin mổ được không
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close