Sữa có mùi vị giống sữa mẹ nhất cho bé mới tập bú bình: sữa Meiji, Morinaga của Nhật, sữa Nan của Nestle Việt Nam hoặc của Nga xách tay, sữa Similac của Mỹ, Frisolac của Hà Lan..
Sữa mẹ như thế nào, vị gì, vì sao tốt?
Sữa mẹ là một dạng mô sống ở thể lỏng tương tự như máu với khoảng 4.000 tế bào sống hoạt động trong 1ml sữa, tập hợp phong phú các yếu tố hoá sinh ở dạng đang hoạt động với một số lượng lớn các hooc-môn và yếu tố tăng trưởng.
Trong sữa mẹ còn có ít nhất 60 loại enzym, các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng mà không có bất cứ loại sữa nào có được. So với sữa bò thì sữa mẹ ưu việt hơn rất nhiều về thành phần dinh dưỡng.
Trong sữa bò hàm lượng protein cao hơn sữa mẹ gấp 3 lần – là hàm lượng không thích hợp cho trẻ trong quá trình tiêu hoá. Thành phần cơ bản của protein sữa mẹ và sữa bò là casein và whey – nhưng trong sữa bò tỉ lệ giữa 2 thành phần này là 3:1 còn trong sữa mẹ là 1:3 – đây là tỷ lệ lí tưởng cho quá trình tiêu hoá của trẻ. Trong sữa mẹ chất alpha- lactoglobulin chiếm ưu thế- trong khi ở sữa bò chất beta- lactoglobulin lại là chủ yếu. Mà beta- lactoglobulin là tác nhân gây dị ứng cho trẻ.
Sữa mẹ cho năng lượng cao hơn sữa bò. Chất đường trong sữa mẹ có nhiều lactose gấp 2 lần sữa bò, rất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và giúp các vi khuẩn có ích trong đường ruột phát triển. Chất béo cao hơn sữa bò trong sữa mẹ có vai trò là chất chuyên chở những vitamin tan trong chất béo như vitamin A và D cùng với axít linoleic – đóng vai trò sống còn cho sự phát triển thần kinh và các chức năng mô. Hàm lượng vitamin A trong sữa mẹ cao gấp 2 lần sữa bò, nên trẻ bú sữa mẹ không bao giờ thiếu vitamin A.
Sữa nào gần giống sữa mẹ nhất?
1/ Sữa Meiji, Morinaga, Glico của Nhật
Đặc điểm chung của các loại sữa Nhật là sữa nhạt, mát tương đương như sữa mẹ, vị dễ uống, thơm ngon, cho bé có cân nặng và chiều cao đạt chuẩn, bên cạnh đó còn giúp bé phát triển trí não và thị lực tốt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch tốt. Các dòng sữa bột cho bé của Nhật đều là những dòng sữa mát, thành phần dinh dưỡng tương đương như sữa mẹ, giúp bé dễ dàng làm quen và tiếp nhận sữa. 4 loại sữa Nhật được ưa chuộng cho trẻ hiện nay là: Sữa Morinaga, sữa Meiji, sữa Icreo Glico, và sữa Wakodo. Trong 4 loại sữa này thì sữa Morinaga là loại sữa mát nhất, sữa Icreo Glico là loại sữa có màu sắc và hương vị sữa giống sữa mẹ nhất, sữa Meiji thơm ngon và giúp bé phát triển đồng đều về chiều cao và cân nặng nhất, còn sữa Wakodo thì là loại sữa có giá thành rẻ nhất.
2/ Sữa Nan
Sữa Nan (có sữa Nan Nga và Nan Việt) là dòng sữa bột cho bé được ưu tiên lựa chọn cho các bé sơ sinh chính vì ưu điểm thành phần sữa có nhiều chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, sữa mát và không gây táo bón cho bé, hơn hết là vị sữa nhạt giống sữa mẹ nên rất dễ uống. Sữa Nan cung cấp hệ dưỡng chất tối ưu cho bé tăng cân đều và phát triển tốt, giúp các bà mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc bé toàn diện khi không có sữa hoặc không đủ sữa cho bé.
3/ Sữa Physiolac Pháp
Trong thành phần dinh dưỡng của sữa Physiolac có tỷ lệ Casein/Whey gần giống sữa mẹ cùng với hệ chất xơ Fibrea+ bao gồm GOS và FOS tỉ lệ 90/10 giúp tăng cường hệ miễn dịch nội sinh, tối ưu hóa hệ miễn dịch, tăng cường sự ổn định trong dạ dày, giảm nôn trớ và giảm táo bón cho bé. Đây là loại sữa bột cho bé giàu dinh dưỡng và có vị nhạt, mát tương đương như sữa mẹ, giúp bé phát triển bền vững và toàn diện, đem lại sự yên tâm và làm thỏa mãn niềm mong đợi của các bà mẹ.
4/ Sữa Similac Mỹ
Sữa Similac là sự lựa chọn của đông đảo các bà mẹ dành cho bé yêu của mình chính vì những ưu điểm nổi bật sau:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ
- Giúp bé tăng cân đều và phát triển tốt về thể chất và trí não
- Vị nhạt giống sữa mẹ, thơm ngon nên bé thích uống
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch
- Trẻ cứng cáp, năng động và hoạt bát
- Sữa giàu dinh dưỡng có chất lượng vượt trội
- Giúp bé đi ngoài bình thường, phòng chống táo bón
- Không gây nôn trớ
5/ Sữa Frisolac
Sữa Frisolac là dòng sữa bột cho bé theo công nghệ Hà Lan và sản xuất tại Việt Nam, là sự lựa chọn tốt cho các bé vì sữa mát, không gây táo bón, giúp bé tiêu hóa tốt và đi ngoài bình thường. Frisolac giúp bé tăng cân đều, tăng cường hệ miễn dịch và phát triển tốt, vị sữa thơm ngon, được các bé thích uống. Sữa Frisolac có thể thay thế cho sữa mẹ khi mẹ không đủ sữa, không có sữa hoặc vì một số lí do nào đó không thể cho con bú mẹ.
Kinh nghiệm cho bé tập bú bình thành công của mẹ chuẩn bị đi làm
Sau sáu tháng nghỉ sinh, khi mẹ quay trở lại với công việc cũng là lúc con làm quen với chế độ sinh hoạt mới. Thay vì được ti mẹ trực tiếp, ôm ấp mẹ thì con sẽ phải bú bình hoặc uống sữa bằng ống hút. Điều khó khăn là không phải bé nào cũng dễ dàng thích nghi với sự thay đổi này và hợp tác tốt trong lần đầu tiên. Thậm chí, nhiều bé còn phản ứng rất dữ dội, gào khóc hoặc bỏ bữa luôn. Tham khảo bí quyết dưới đây của chị Kim Phượng (TP HCM), các mẹ có thể tìm được cách hiệu quả giúp bé vui vẻ ti bình.
Trước tiên, về thời điểm thích hợp để tập cho bé ti bình, chị Kim Phượng chia sẻ: “Nếu xác định cho bé ti bình, mẹ nên bắt đầu tập khi bé được hai tháng tuổi, không nên cho bé bú bình quá sớm. Vì nếu bú bình trước khi bé sáu tuần tuổi sẽ làm sai khớp ngậm của bé, khiến cho việc bú mẹ không hiệu quả, mẹ bị đau khi con ngậm bú và lâu dần mẹ mất hẳn sữa”.
Việc lựa chọn loại bình phù hợp cũng tạo được hứng thú cho bé và giúp mẹ tiết kiệm thời gian. Mẹ Bill (tên bé trai 9 tháng tuổi của chị Kim Phượng) chọn bình cổ rộng để dễ vệ sinh sạch sẽ, “không cần chọn bình có núm thiết kế giống ti mẹ vì thực tế không có cái nào làm được điều này. Các mẹ đừng quá áp lực và nghe theo những lời quảng cáo để tốn tiền mua sắm”.
“Mình tập cho bé ti bình nhưng vẫn 100% sữa mẹ. Mình hút sữa ra bình cho bé tập bú. Vì vậy, tâm lý của mình là tập cho bé làm quen với bình chứ không đặt nặng mục tiêu phải cho bé bú bằng được trong lần đầu tiên. Con cần làm quen với mọi thứ một cách từ từ và người tập cho bé (không phải là mẹ thì sẽ hiệu quả hơn vì con thấy mẹ sẽ nhõng nhẽo, đòi ti trực tiếp ngay) cũng cần kiên nhẫn, tránh nôn nóng hoặc ép bé quá.
Bé nhà mình tập ti bình vào ban ngày, mỗi ngày tập một lần và liên tiếp trong một tuần, không tập vào lúc đói vì khi đó bé dễ cáu khóc, vừa không hiệu quả lại làm con sợ. Bé nằm trên ghế có lót gối cao hoặc được bế lên. Bố hoặc bà (người tập cho bé) cầm bình chạm nhẹ vào môi để bé há miệng ra rồi đặt đầu ti vào cho bé tự mút. Sau một tuần, khi bé đã quen với việc ti bình thì có thể tăng số lần/ngày tùy theo hoàn cảnh. Khi bé ti được bình rồi thì sau này có bú mẹ trực tiếp, bé vẫn có thể bú bình và ngược lại. Tuy vậy, nếu có điều kiện, mẹ nên cho bé ti trực tiếp lâu dài”.
Nếu mẹ tập ti bình cho con khi bé ngoài hai tháng thì sẽ khó khăn hơn một chút vì lúc này, bé đã nhận thức được nhiều. Mẹ cần quyết tâm và kiên nhẫn hơn, có thể kéo dài thời gian làm quen với bình thêm một tuần nữa rồi mới tăng số lần bú bình. Còn sau khi bé sáu tháng thì mẹ có thể cho con uống bằng ống hút mềm. “Với bé Bill, vài lần đầu, mình cầm ống hút đưa vào miệng bé để bé cảm nhận. Sau đó, mình cứ đặt bình trước mặt là bé có thể tự cầm và hút. Lúc đầu, bé có thể sặc nhẹ nhưng sẽ biết rút kinh nghiệm để không bị nữa. Sặc là hiện tượng bình thường khi bé uống lần đầu tiên. Và quan trọng khi tập bình hút là tư thế ngồi chứ không nằm tựa ra đằng sau”. Với kinh nghiệm này, bé Bill có thể ti bình và bú mẹ song song từ lúc ba tháng, bảy tháng thì uống ống hút thành thạo.
tu khoa
- bé 1 tuổi uống sữa gì để tăng cân 2017
- các loại sữa giúp bé tăng cân nhanh
- sua nan co giong sua me khong
- bình sữa nào giống ty mẹ