Bệnh lý
Mẹo hay giúp mẹ cải thiện tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước
Những ngày đầu làm mẹ vẫn đang còn bỡ ngỡ với cách chăm sóc và vệ sinh cho bé, đặc biệt là vệ sinh cuống rốn. Nếu như mẹ vệ sinh sai cách sẽ khiến rốn bé bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Nếu mẹ vệ sinh sai cách vô tình làm rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước thì hãy theo dõi thông tin dưới đây để có phương pháp cải thiện tình trạng này cho bé.
Tại sao rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước có màu vàng?
Hầu hết, những đứa trẻ sinh ra khoảng 2 tuần sẽ rụng rốn, ngoại trừ một số trường hợp như các mạch máu rốn chậm khô, bị nhiễm trùng do mẹ vệ sinh sai cách hoặc bị chồi hạch rốn. Khi trẻ sơ sinh rụng rốn thì ở chân rốn có ra ít dịch màu trắng nhưng sau 3 ngày là sạch. Nhữngtrường hợp ở rốn trẻ bị chảy nước vàng ở rốn là do trẻ đang bị chồi hạch rốn. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nếu mẹ không điều trị kịp thời cho con thì sẽ dẫn tới nhiễm trùng.
Một số loại nhiễm trùng thường gặp ở rốn trẻ sơ sinh
- Viêm mạch máu rốn: Mạch máu trẻ có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Bé chào đời thì mạch máu sẽ xẹp và xơ hóa trong chu kỳ từ 6 đến 7 tuần và có khi kéo dài từ 9 đến 11 tuần. Nếu vệ sinh không đúng cách sẽ gây viêm mạch máu rốn.
- Viêm rốn có mủ: Khi rốn bé bị sưng tấy, có mùi hôi,chảy mủ vàng và lâu rụng thì chứng tỏ bé đang bị viêm rốn có mủ bên trong.
- U hạt rốn: Nếu rốn bé đã rụng nhưng ở chân rốn bị rỉ dịch vàng thì bé đang mắc chứng u hạt rốn thì cần chữa trị kịp thời để tránh nhiễm trùng rốn.
- Uốn ván rốn: Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, vì nếu như bệnh trở nặng thì bị co thắt do các cơ quan và trẻ sẽ bị tử vong. Biểu hiện của bệnh này là trẻ sốt, bỏ bú, cứng hàm, co cứng toàn thân và hai tay trẻ sẽ nắm chặt.
Phương pháp cải thiện tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng
Công việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng ở rốn rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp bé sớm bình phục hơn. Vì vậy, mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây:
- Cần có một phương pháp chăm sóc đặc biệt ở cuống rốn: Mẹ cần phải giữ cho rốn luôn luôn được khô thoáng và sạch sẽ. Mẹ không nên để tã hay bất kỳ vật gì che cuống rốn của trẻ sơ sinh mà hãy để rốn được tiếp xúc với không khí. Mẹ tuyệt đối không được để nước tiểu hay phân của bé dính vào rốn. Hãy vệ sinh rốn bé thường xuyên bằng bông và 1 ít nước muối sinh lý để khử trùng, mẹ không nên dùng cồn hoặc muối i ốt để vệ sinh, vì nó sẽ làm chết những tế bào non trên rốn của bé.
- Khi tắm rửa mẹ hãy tránh cuống rốn ra: Bởi nước tắm hay tay của mình có nhiều vi khuẩn, nếu tiếp xúc phần rốn đã cắt thì bé có thể bị nhiễm trùng uốn ván. Nếu rốn chưa rụng mà nước thấm vào cũng rất dễ bị nhiễm trùng. Khi tắm, mẹ nên tắm từng bộ phận trên người trẻ là cách tốt nhất để tránh nước rơi vào cuống rốn.
- Nếu rốn bé không rụng đúng lúc thì mẹ cũng không nên nôn nóng: Vì thơi gian rụng rốn của từng bé khác nhau nên mẹ dùng tay mình để kiểm tra nhé. Khi cuống rốn rụng thì sẽ dính ít máu trên tã, mẹ chỉ cần lấy thuốc bôi lên rốn theo chỉ định của bác sĩ thôi. Nếu như chờ mãi không thấy rụng mẹ có thể đưa bé đi thăm khám.
- Cách băng rốn cho trẻ sơ sinh: Sau khi tắm mẹ nên thay băng rốn cho bé ngay, sử dụng muối sinh lý vệ sinh và băng lại. Không nên băng rốn cho bé quá chặt, vì nó sẽ làm bé khó chịu và có thể gây nhiễm trùng. Vệ sinh và thay băng rốn phải thực hiện hằng ngày.
- Mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu quanh rốn của trẻ: Nếu thấy dấu hiệu bất thường nên đưa bé đi thăm khám để điều trị ngay.
Hy vọng những thông tin về cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh ở trên sẽ giúp mẹ có nhiều kiến thức hơn về chăm sóc bé. Chúc bé luôn khỏe mạnh!