Nuôi con

Danh sách 7 cách hạ sốt, giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng hiệu quả nhất

Để hạ sốt, giảm đau cho trẻ sau khi tiêm phòng mẹ có thể: chườm đá vào chỗ tiêm, cho trẻ bú nhiều hơn hoặc có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ,…

Cách hạ sốt, giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng 

top-7-cach-ha-sot-giam-dau-cho-be-sau-khi-tiem-phong-hieu-qua-nhat

Tiêm chủng có vai trò rất quan trọng đối với trẻ, nhưng những cơn đau sau khi tiêm chủng có thể khiến bé khó chịu trong thời gian dài. Tuy nhiên, có rất nhiều cách bạn có thể làm để giúp bé dễ chịu hơn sau khi tiêm phòng.

Việc trẻ bị đau, sốt sau khi tiêm chủng thường khiến mẹ sốt ruột, lo lắng. Dưới đây là 1 số giải pháp mà các mẹ có thể áp dụng để giúp con giảm bớt cơn đau:

1. Thêm một chút đường

  • Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đường có thể giúp giảm cảm giác đau nhói khi tiêm vaccine. Đường đặc biệt sẽ hữu ích đối với trẻ em dưới 6 tháng.
  • Mẹ có thể thử cho trẻ uống một chút nước đường trước khi tiêm hoặc nhúng núm vú vào dung dịch nước đường và để trẻ ngậm trong khi tiêm chủng.

2. Chườm túi nước đá lên chỗ tiêm

top-7-cach-ha-sot-giam-dau-cho-be-sau-khi-tiem-phong-hieu-qua-nhat

  • Ngay sau khi bé được tiêm chủng, chỗ tiêm có thể sưng lên gây đau và khó chịu. Để giảm đau, bạn nên lấy 1 túi đá chườm nhẹ nhàng lên. Điều này sẽ giúp bé hết đau và làm dịu vết tấy.
  • Để thực hiện đúng cách, đầu tiên bạn chà đá lên lòng bàn tay của mình, sau đó vỗ nhẹ vào chỗ tiêm của bé. Khi bé cảm thấy thoải mái hơn với cảm giác lạnh thì đặt đá trong 1 miếng vải sạch và chườm lên khu vực tiêm.
  • Thực hiện ít nhất 2-3 lần trong ngày.

3. Thuốc giảm đau

  • Nếu bạn nhận thấy bé bị đau đến mức cáu kỉnh và không ăn uống, hãy thử cho bé uống thuốc giảm đau. Nhưng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
  • Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ kê toa thuốc paracetamol để xoa dịu những cơn đau. Nhưng hãy nhớ đừng lạm dụng nó hoặc dùng vượt quá số lượng, liều lượng quy định của bác sĩ.

4. Xoa lên da của trẻ

  • Sau khi tiêm, bạn có thể xoa nhẹ vùng da xung quanh chỗ tiêm nhưng lưu ý không được xoa trực tiếp bên trên vết tiêm. Việc mát xa nhẹ nhàng có thể giúp trẻ thư giãn và giảm cảm giác đau do việc tiêm chủng gây ra.
  • Một nghiên cứu trên người trưởng thành chỉ ra rằng, những người được xoa nhẹ nhàng lên da sau khi tiêm khoảng 10 giây sẽ ít bị đau hơn. Một nghiên cứu khác lại cho thấy, ấn mạnh lên da trước khi tiêm cũng có tác dụng giảm đau.

5. Bú sữa mẹ thường xuyên hơn

top-7-cach-ha-sot-giam-dau-cho-be-sau-khi-tiem-phong-hieu-qua-nhat

  • Bé có thể thèm ăn sau khi tiêm. Việc mất nước cùng với sốt nhẹ sau khi tiêm sẽ không tốt cho bé.
  • Do đó hãy cho bé bú sữa nhiều hơn. Nếu bé đã cai sữa, bạn có thể bổ sung chất lỏng cùng với một số các bữa ăn nhẹ cho bé.

6. Đánh lạc hướng của trẻ

  • Đánh lạc hướng của trẻ là một trong những cách rất hữu hiệu để làm giảm đau trong khi tiêm vaccine.
  • Khi đưa trẻ đi tiêm, hãy mang theo một đồ vật mà bạn biết chắc chắn rằng sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, ví dụ như một trái bóng, thứ đồ chơi yêu thích của trẻ, hoặc một loại đồ chơi có thể tạo ra âm thanh.
  • Với trẻ lớn hơn một chút, hãy nói chuyện với bé, chỉ cho bé thấy một vài chi tiết lý thú xung quanh, kể cho bé nghe một vài chuyện đùa… để trẻ ít chú ý hơn vào mũi tiêm.

7. Tiêm các mũi tiêm phối hợp

top-7-cach-ha-sot-giam-dau-cho-be-sau-khi-tiem-phong-hieu-qua-nhat

  • Vaccine phòng nhiều bệnh khác nhau có thể được phối hợp trong cùng 1 mũi tiêm để giảm số lần tiêm cho trẻ, và do đó, có thể giảm bớt đau khi tiêm chủng. Nếu được, bạn nên tiêm các loại vaccine phối hợp này cho trẻ, thay vì tiêm các mũi đơn. Con bạn sẽ ít phải đi tiêm hơn và rõ ràng sẽ bớt đau hơn cũng như ít lần có phản ứng sau tiêm hơn.
  • Ở Việt Nam hiện nay các loại vắc-xin 5 trong 1, 6 trong 1 như Quinvaxem, Pentaxim, Infanrix hexa đang được sử dụng để phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib, bại liệt,… tùy theo từng loại vắc xin cụ thể.
  • Với liều 3 mũi tiêm được khuyến cáo cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi, việc kết hợp các loại vắc xin này trong 1 mũi tiêm đã giảm đáng kể số lần trẻ phải nhận các mũi tiêm.

Từ khóa:

  • cách giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng
  • giảm đau khi tiêm bắp
  • co nen dap khoai tay khi tiem phong cho tre
  • có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm
  • dán miếng hạ sốt vào vết tiêm
  • cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close