Nuôi con

Chữa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh an toàn bằng thiên nhiên

Trị nhiệt miệng cho trẻ dưới 1 tuổi bằng mật ong, rau diếp cá, bột sắn dây, nước cam, rau ngót, nước khế chua, vỏ dưa hấu là những cách chữa lỡ miệng hay& đơn giản nhất cho bé tại nhà.

Vì sao trẻ dễ bị nhiệt miệng?

Cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt và gây loét niêm mạc miệng. Có thể bắt đầu từ việc trẻ bị nhiễm khuẩn, phải dùng kháng sinh gây nóng dẫn đến trong vòm miệng và lưỡi xuất hiện những ổ loét.

Nếu trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng hay thủy đậu thì virus này ngoài gây các nốt phỏng ở da cũng có thể gây các nốt phỏng ở niêm mạc miệng.

Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virut phát triển và gây bệnh.

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng cũng có thể bắt nguồn từ việc: Vệ sinh răng miệng kém; Có thể do sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng….; Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc (chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì …) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét (nhiệt miệng).

Biểu hiện nhiệt miệng dễ nhận biết nhất

  • Trong niêm mạc miệng bé xuất hiện một vài đốm màu trắng, ban đầu có kích thước khoảng từ 1-2mm, lớn dần lên khoảng 8-10mm và vài ngày sau thì những đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.
  • Trẻ bị nhiệt miệng sẽ khó chịu, quấy khóc và lười ăn.
  • Miệng chảy nhiều nước dãi.
  • Nếu viêm nặng trẻ có thể bị sốt hoặc kèm nổi hạch ở cổ.

10 cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh HAY NHẤT

Trị nhiệt miệng bằng rau má, râu ngô

Rau má, râu ngô có tính mát, rất tốt khi bé bị nhiệt miệng. Bạn có thể nghiền nát rau má vắt lấy nước cốt, sau đó cho đường phèn và cho bé uống. Nước râu ngô cũng có tác dụng tương tự, giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đặc biệt nó còn giúp giảm nốt sưng của nhiệt miệng.

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.

tri-nhiet-mieng-bang-mat-ong

Bột sắn dây

Uống bột sắn dây ngày 2 lần sẽ giúp giảm đau rát và mau khỏi trong trường hợp trẻ bị bệnh nhiệt miệng nhẹ. .  Bột sắn dây có tính mát nên có tác dụng chữa miệng miệng rất tốt. Hòa bôt sắn dây với nước đun sôi để nguội, có thể cho thêm chút đường rồi cho bé uống. Cách chữa nhiệt miệng này được nhiều người áp dụng cho các bé khá hiệu quả.

Uống nước khế chua

Khế là một trong những loại quả có tác dụng thanh nhiệt rất cao. Bạn có thể áp dụng thử “bài thuốc” đơn giản, lành tính, không tác dụng phụ này : Dùng 2 – 3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước vào đun sôi một lúc, có thể cho ít đường phèn nếu bé không chịu uống chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần. Cho bé ngậm nhiều lần trong ngày. Bạn nên chọn loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.

Cà chua

Bạn sẽ bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng của bé lành nhanh thấy rõ.

Nước cam, chanh

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé yêu của bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng cho bé uống khi bụng đói.

Vỏ dưa hấu

Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng. Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

Cho bé ngậm chất chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ rất nhanh chóng chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâuxa, có những chất chát lành tính, rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ví dụ như nước chè xanh, húng chanh, vỏ xoài… Cho bé ngậm một ngụm nước chè xanh trong khoảng 5-10 phút rồi nhả ra, bé sẽ đỡ đau nhức nhiều.

Lá rau ngót

Bạn rửa sạch rau ngót, chỉ lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp này rồi bôi vào chỗ sưng đau, lở loét của bé. Một ngày bạn có thể bôi 2 – 3 lần. Lá rau ngót có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ của rau ngót đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

Súc miệng ngày 3 lần bằng nước củ cải

Nước củ cải có tác dụng rất hữu hiệu đối với ai bị bệnh nhiệt miệng đấy Cách làm: bạn cạo vỏ, rửa sạch củ cải. Sau đó xắt miếng rồi cho vào cối xay nhuyễn ra vắt lấy nước. Bạn hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng luôn. Công thức đơn giản nhưng ít ai biết được cách làm này.

tu khoa

  • cách pha mật ong với nước ấm
  • trị nhiệt miệng nhanh nhất
  • cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
  • chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá
  • chữa nhiệt miệng bằng mật ong
  • cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close