Mang thai
Bà bầu 34 tuần mệt mỏi, đau bụng xử lý thế nào?
Bà bầu 34 tuần thường có dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng là do thai nhi đã lớn nên các cơ và dây chằng phải chịu một lực nặng hơn. Do đó, mẹ bầu cần đi đứng nhẹ nhàng, nằm nghiêng về bên trái và nghỉ ngơi hợp lý.
Bà bầu 34 tuần có những thay đổi gì về sinh lý?
- Khó ngủ: Bà bầu gần như là không thể nằm sấp và lại không nên nằm ngửa, vì thế lựa chọn duy nhất là nằm nghiêng một bên. Vấn đề là bạn chỉ có hai bên để thay đổi vì thế bạn sẽ cảm thấy đau ở hông và đùi. Hãy chất những chiếc gối êm ái xung quanh mình, và nên tìm mua một chiếc chăn độn bông để lót dưới ga trải giường. Cách này khá hữu hiệu cho giấc ngủ của bạn.
- Đi vệ sinh nhiều hơn: tử cung của bạn bây giờ lớn đến nỗi bàng quan không kịp chứa nhiều nước đã vội giục bạn phải giải quyết rồi. Tránh việc ngồi bật dậy đột ngột khi đang nằm, phải để cho huyết áp bạn có thời gian tự điều chỉnh và bạn phải tìm mọi cách để hạn chế hết sức nguy cơ bị té ngã trong bóng tối.
- Bạn nên khám thai hàng tuần để kiểm tra nước tiểu, huyết áp, cân nặng, và kích thước tử cung, lượng nước ối và kích thước nhau thai. Bác sĩ sẽ cho bạn biết ngày dự sinh trong thời gian này.
- Cảm nhận rõ ràng về sự cử động của con: hãy dành cho mình những khoảng tĩnh lặng trong ngày, và trong những lúc này, bạn hãy vén áo lên và ngắm nhìn những chuyển động trong bụng mình.
- Xương chậu của bạn bắt đầu tách và hở hơn ra trong những tuần cuối này, khiến bạn cảm thấy rất đau nhức. Bạn thường vô thức đặt tay lên lưng dưới, lên bụng, lên hông, và còn nhăn nhó nữa. Tắm nước ấm, xoa bóp và dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi phù hợp.
- Nếu hiện tại em bé đã chúi đầu xuống xương chậu thì bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Phổi và cơ hoành của bạn đã có thể giãn nở ra một chút và dịch chuyển dần về vị trí cũ.
Bà bầu 34 tuần mệt mỏi, đau bụng xử lý thế nào?
Thai nhi tuần 34 phát triển như thế nào?
- Bé đã nặng khoảng 2.2 kg và dài khoảng 45 cm ở tuần này. Nếu bây giờ bé ra đời, bé sẽ không cần chăm sóc đặc biệt nữa và đã có thể tự hô hấp rồi. Tuy nhiên, có khả năng bé sẽ có chút vấn đề với việc bú sữa.
- Ruột của bé chứa đầy phân, một hợp chất dinh dính như nhựa, màu đen, và chất này sẽ khiến ruột hoạt động lần đầu tiên trong đời. Một số em bé sẽ thải số phân này ngay trong bụng mẹ, và điều này có nghĩa là bé có chút vấn đề. Nếu tình huống này xảy ra, nước ối sẽ bị bẩn và chuyển từ màu trong sang màu pha xanh. Nếu bạn bị vỡ ối và bạn biết được điều này, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.
- Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.
- Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.
Bà bầu 34 tuần thường hay mệt mỏi, đau bụng?
- Việc xác định đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm hay không tùy thuộc rất lớn vào các triệu chứng hoặc dấu hiệu đi kèm. Do đó, mẹ bầu cần cẩn thận quan sát để xác định vấn đề.
- Vào tuần thứ 34, em bé của mẹ đã rất lớn và tất nhiên, các cơ cùng với dây chằng phải “hợp lực” với nhau để có thể nâng đỡ một khối lượng “khổng lồ” như thế. Do bị kéo dãn ra quá nhiều nên mẹ sẽ cảm thấy khu vực bụng của mình bị đau, mệt mỏi đây là điều hiển nhiên, chỉ khi mẹ không thấy đau mới là điều bất thường đấy.
- Khi mẹ chuyển động như đứng ngồi hoặc vận động nặng sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau bụng dưới rõ rệt hơn những lúc nằm và ngồi. Hoặc khi mẹ bị ho hoặc tác động mạnh lên cơ thể cũng sẽ khiến mẹ bị đau.
- Tuy nhiên, nếu những cơn đau bụng có kèm theo những dấu hiệu “đáng ngờ” như cơn đau kéo dài và đau dữ dội, có chảy máu âm đạo, có giật và kèm theo sốt cao thì thai phụ cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và can thiệp kịp thời.
Bà bầu 34 tuần mệt mỏi, đau bụng xử lý thế nào?
Khi chắc chắn những cơn đau của mình không đáng lo ngại, mẹ bầu chỉ cần tìm cách hạn chế chúng để chúng không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mẹ.
- Nên chú ý đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng. Đây cũng là một bài tập mà mẹ bầu có thể áp dụng để tập quen dần với những cơn đau. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lạm dụng nó trong thời gian dài, mỗi ngày chỉ dành từ 4 đến 5 phút để tiến hành thao tác này mà thôi, khi cảm thấy đau nhói, mẹ cần nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu.
- Khi đang nằm trên giường hoặc trên ghế, thai phụ hãy chú ý nằm nghiêng người và dậy từ từ. Dùng tay làm điểm tựa. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho cơ bụng dưới. Tránh việc ngồi dậy đột ngột, nó có thể khiến mẹ bị lật ngửa hoặc tạo sức ép cho thai nhi.
- Nếu tính chất công việc buộc mẹ phải ngồi hoặc đứng nhiều thì mẹ nên tranh thủ thư giãn các cơ bằng cách thường xuyên di chuyển nhẹ nhàng. Đây là cách tốt nhất giúp thai phụ giảm stress cũng như giúp cơ thể mẹ không bị tê liệt, hỗ trợ lưu thông các mạch máu tốt hơn.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và đồ mát.
- Cần kiêng các món cay và nồng vì chúng có thể là nguyên khiến mẹ bị đau dày dày và khó tiêu. Điều này cũng khiến mẹ bầu dễ bị đau bụng dưới hơn.
- Nếu những cơn đau vượt ra ngoài sức chịu đựng của mẹ, mẹ có thể đến gặp bác sĩ để trò chuyện về vấn đề này và bác sĩ sẽ kê cho mẹ những loại thuốc giảm đau. Mẹ nên nhớ là tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, vì các loại thuốc giảm đau có thể chứa một số chất gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, mẹ không nên di chuyển xa, vì kể từ tuần thứ 34 trở đi, em bé có thể “đòi ra” bất cứ lúc nào đấy.
Từ khóa:
- thai 34 tuần
- thai 34 tuần gò nhiều
- thai 33 tuần nặng bao nhiêu kg
- thai 34 tuần là bao nhiêu tháng
- thai nhi 34 tuần đạp nhiều
- thai 34 tuần bị đau bụng dưới
- đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối