Bệnh lýNuôi con

9 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh & cách phòng tránh

Da trẻ sơ sinh non nớt nên rất nhạy cảm với môi trường hay sự xâm nhập của vi khuẩn, virut gây bệnh. Những bệnh ngoài da thường gặp: thủy đậu, nấm, rôm sảy, chàm,… với những cách phòng tránh được chia sẽ bên dưới.

9 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh & cách phòng tránh

9-benh-ngoai-da-thuong-gap-o-tre-so-sinh

Vào những ngày hè nắng nóng bé thường hay mắc các bệnh như cảm ho sổ mũi hay các bệnh ngoài da như rôm sảy, ghẻ ngứa,… Vì vậy các mẹ cần phải tìm cách phòng tránh hay hạn chế những căn bệnh này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Đặc biệt là những bệnh ngoài da. Dưới đây là 9 bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường gặp và cách phòng chống hiệu quả cho bé các mẹ nhé:

1/ Bệnh thủy đậu (Chickenpox)

  • Trước đây bệnh rất phổ biến và hiện nay thì ít gặp hơn do có vacxin thủy đậu.
  • Bệnh rất dễ lây, lan truyền dễ dàng, và để lại ban ngứa và các đốm đỏ hoặc phỏng giộp trên toàn bộ cơ thể. Các đốm đỏ tiến triển qua các giai đoạn: hình thành phỏng giộp, phỏng giộp vỡ, khô và đóng vẩy.
  • Bệnh thủy đậu có thể rất nghiêm trọng. Tất cả trẻ em đều đã được nhận một liều vacxin thủy đậu. Do đó trẻ lớn và người lớn không bao giờ còn mắc bệnh.

2/ Bệnh nấm biểu bì/nấm ngoài da (Ringworm/tinea)

  • Giun không gây bệnh nấm ngoài da. Bệnh gây ra bởi một loại nấm sống ở da chết, tóc và mô móng.
  • Ban đầu bệnh biểu hiện là một mảng vẩy hoặc u mầu đỏ. Sau đó chuyển thành tổn thương đặc hiệu dạng vòng (hình nhẫn) mầu đỏ, ngứa. Tổn thương vòng tăng lên, phổng giộp hoặc đóng viền vẩy.
  • Bệnh nấm ngoài da lây qua tiếp xúc da-da với với người hoặc động vật. Trẻ nhỏ cũng có thể bị lây khi dung chung vật dụng cá nhân như khan tắm hoặc các dụng cụ thể thao. Bác sĩ có thể điều trị bệnh bằng các loại kem chống nấm

3/ Bệnh chốc lở (Impetigo)

  • Bệnh chốc lở, nguyên nhân do vi khuẩn, biểu hiện bằng các tổn thương loét đỏ hoặc mụn nước. Chúng có thể vỡ ra, chảy nước, và phát triển thành một lớp vảy mầu vàng nâu.
  • Các tổn thương loét có thể xuất hiện khắp cơ thể nhưng chủ yếu là xung quanh miệng và mũi. Chốc lở có thể lây qua tiếp xúc gần hoặc qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm và đồ chơi. Gãi có thể lây lan tới các vùng khác của cơ thể.
  • Bệnh được điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc kháng sinh uống.

4/ Ban nhiệt/rôm sảy (Heat Rash/Prickly Heat’)

  • Nguyên nhân do tắc ống tuyến mồ hôi. Ban nhiệt biểu hiện là các mụn nhỏ mầu đỏ hoặc hồng.
  • Bạn thường thấy chúng ở đầu, cổ và vai của trẻ nhỏ. Ban thường xuất hiện khi bố mẹ cẩn thận cho trẻ mặc quần áo quá nóng. Nhưng bệnh có thể xuất hiện với bất cứ đứa trẻ nào trong thời tiết nóng bức.
  • Chỉ cho trẻ mặc nhiều hơn bạn một lớp quần áo. Trẻ ăn mặc quần áo vừa đủ nếu bàn tay bàn chân của trẻ có cảm giác mát khi chạm vào.

5/ Mụn cóc/mụn cơm (Warts)

  • Hiện nay bệnh do một loại virus gây ra nhưng thường là vô hại, u da không đau.
  • Mụn cóc có thể lây dễ dàng từ người này sang người khác. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật được sử dụng bởi người mang virus. Virus thường được tìm thấy ở các ngón tay và bàn tay.
  • Để ngăn ngừa mụn cóc lây lan, hãy nhắc trẻ không cậy hoặc cắn móng tay…

6/ Bệnh tay chân miệng/virus Coxsackie (Hand-Foot-Mouth Disease/Coxsackie)

  • Mặc dù có cái tên đáng sợ nhưng đây lại là một bệnh thông thường ở trẻ nhỏ.
  • Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt, tiếp theo là đau miệng và phát ban không ngứa. Ban mụn nước xuất hiện trên tay, chân, và đôi khi ở mông và chân.
  • Bệnh lây qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) và sử dụng tã. Vì vậy phải rửa tay thường xuyên. Virus Coxsackie không nghiêm trọng và thường tự biến mất sau một tuần.

7/ Viêm da tiếp xúc (Contact Dermatitis)

  • Da của một số trẻ em phản ứng sau khi chạm vào thực phẩm, xà phòng, hoặc thực vật như cây thường xuân (poison ivy), cây thù du (sumac), hoặc gỗ sồi.
  • Ban thường bắt đầu trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với da. Các trường hợp nhẹ có thể gây đỏ nhẹ hoặc phát ban da gà nhỏ mầu đỏ. Trong trường hợp nặng, bạn có thể thấy sưng nề, đỏ, và mụn nước lớn hơn.
  • Bệnh này biến mất sau một hoặc hai tuần hoặc khi tiếp xúc kết thúc.

8/ Mề đay (Hives)

  • Mề đay biểu hiện bằng các ban sần. Nhiều yếu tố có thể kích hoạt ban sần ngứa hoặc rát này. Các thuốc như aspirin (không bao giờ cho trẻ nhỏ sử dụng thuốc này) và penicillin có thể gây phát ban. Thức ăn gây mề đay bao gồm trứng, các loại hạt, động vật có vỏ, và các chất phụ gia thực phẩm. Nóng hoặc lạnh và viêm họng do liên cầu khuẩn cũng có thể gây mề đay.
  • Ban sần có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể và biến mất sau vài phút hoặc vài ngày. Đôi khi thuốc kháng histamine có thể giúp cải thiện bệnh. Mề đay có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng, đặc biệt khi nó xuất hiện cùng với khó thở, phù mặt.
  • Trong trường hợp này hoặc nếu mề đay không biến mất thì cần bạn cần đưa trẻ tới khám bác sĩ.

9/ Chàm (Eczema)

  • Trẻ em bị chàm có thể thể có kèm dị ứng và hen suyễn. Nguyên nhân chính xác không rõ ràng. Nhưng trẻ nhỏ bị chàm thường có hệ thống miễn dịch nhậy cảm.
  • Quan sát thấy phát ban tăng cùng với da khô và ngứa dữ dội. Viêm da cơ địa là dạng phổ biến nhất của chàm.
  • Chàm có thể tiến triển nhanh ở một số trẻ hoặc sẽ nhẹ hơn khi trẻ trưởng thành.

Những cách phòng ngừa bệnh ngoài da hiệu quả cho bé

Vào mùa nắng nóng bé dễ đổ mồ hôi. Do vậy, bạn nên chú ý chuẩn bị các loại khăn bông vải mềm để giúp bé thấm mồ hôi.

  • Nên tắm cho bé thường xuyên hơn so với mùa lạnh nhưng không nên tắm quá nhiều lần. Nên cho bé tắm bằng nước ấm và sau khi tắm xong cần lau khô thật nhanh và thật kỹ cho bé.
  • Bên cạnh kem chống nắng, các bạn cũng cần chú ý đến việc sử dụng các loại phấn bảo vệ da cho bé.
  • Bạn cũng nên sử dụng các loại kem chống côn trùng cho bé, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Chọn quần áo phù hợp mùa nóng. Cho bé mặc các loại quần áo vải bông nhẹ thoáng và sáng màu.
  • Nên thay quần áo thường xuyên cho bé.
  • Ngoài ra, các bạn cũng thường xuyên cho bé uống nước trong ngày để đảm bảo lượng nước cung cấp đủ cho cơ thể các bé. Có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây có tác dụng làm mát cơ thể.
  • Và cuối cùng, bạn nên theo dõi các triệu chứng và kiểm tra da của bé thật cẩn thận. Không nên xem thường bất cứ dấu hiệu nhỏ nào. Khi thấy có những dấu hiệu đáng ngờ khó nhận biết cần đưa trẻ đi khám kịp thời.

Từ khóa:

  • benh ngua ngoai da o tre em
  • điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em
  • benh ngoai da o tre so sinh
  • bệnh nhiễm trùng da ở trẻ em
  • các bệnh ngoài da và cách phòng chống
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close