Sức khoẻ

4 lưu ý về dinh dưỡng cho bé 3 tuổi trở lên

Béo phì hay suy dinh dưỡng đều không tốt cho sự phát triển của bé. Thế nên các bậc phụ huynh cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bé để điều chỉnh hợp lý. Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 3 tuổi trở lên là cột mốc rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Vì trong giai đoạn này, trí lực và thể lực của bé đang trên đà phát triển. Mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn cho bé từ 3 tuổi trở lên nhé!

  1. Thường xuyên theo dõi chiều cao, cân nặng và các chỉ số phát triển của bé

Theo WHO, chiều cao và cân nặng chuẩn cho bé 3 tuổi là: chiều cao của bé trai từ 87,7-102,5cm, cân nặng từ 10,9-17kg. Còn bé gái là từ 90,2-98,1cm chiều cao và 12,6-16,1kg cân nặng.

Các bậc phụ huynh nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra các chỉ số trên để đảm bảo bé nhà mình đang phát triển tốt. Các thông tin bạn cần quan tâm là: cân nặng, chiều cao, số lượng răng của con.

  1. Bữa ăn của con phải đầy đủ các dưỡng chất cần thiết

Mỗi bữa ăn của con cần đảm bảo các loại dưỡng chất cần thiết sau: vitamin, protein và chất béo. Chất đường bột, chất đạm, chất bé và chất xơ cũng là những dưỡng chất thiết yếu cần cho sự phát triển của con mà mẹ nên biết.

Mẹ đừng ép con ăn nhiều cơm, hãy lồng các món ăn kèm và món tráng miệng để bé không cảm thấy ngán.

  1. Cho con ăn đủ bữa và chia tỉ lệ hợp lý trong từng bữa

Dạ dày của bé trong giai đoạn này vẫn còn tương đối nhỏ, vì vậy mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, tốt nhất là 3 bữa/ngày. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn vặt để cho có thể tập trung ăn những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Hãy chú trọng đến màu sắc và mùi vị của thức ăn để “dụ” bé. Khi bé chán cơm, hãy thay bằng mì, phở, cháo … và khuyến khích con tham gia nấu ăn cùng mẹ. Hãy cho bé thấy ăn uống là một niềm vui, để bé tự nguyện.

  1. Bổ sung những gì con đang thiếu

Mẹ hãy đưa con đi khám theo định kì để bác sĩ dinh dưỡng xác định bé đang thiếu những chất gì và bổ sung kịp thời cho bé.

Đây là một số loại thực phẩm và dinh dưỡng bổ sung mà mẹ nên biết:

  • Nhóm thực phẩm giàu canxi: sữa chua, phô mai, cá, ốc, tôm, sò, rong biển, đậu phụng, mè, …
  • Nhóm thực phẩm giàu chất sắt: gan, thận, long đỏ trứng, thịt, các loại đậu, …
  • Nhóm thực phẩm giàu kẽm: hàu, tụy, ngũ cốc nguyên hạt, quả óc chó, hạt dưa, …

Mẹ hãy bỏ múi ngay những kiến thức này để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển quan trong này của bé. Đây còn là phương pháp chống béo phì và suy dinh dưỡng ở trẻ.

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close