Nuôi con

Trẻ sơ sinh mút tay: nguyên nhân và cách xử lý

Nguyên nhân trẻ sơ sinh mút tay là do thói quen này đã hình thành từ trong bụng mẹ hoặc bé nhớ ti mẹ. Trẻ mút tay nhiều có thể bị nôn trớ, lỡ loét da tay, nhiễm khuẩn,…mẹ nên tìm cách xử lý thói quen không tốt này nhé.

Tại sao trẻ sơ sinh hay mút tay?

tre-so-sinh-mut-tay-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly

  • Nguyên nhân trẻ hay mút tay đã hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bản năng mút tay giúp bé sinh tồn, và việc mút ngón tay – hơi giống với “ti” mẹ – giúp nhiều đứa trẻ cảm thấy trấn tĩnh và thoải mái.
  • Bé tìm đến với cái ngón cái của mình khi mệt, bệnh, sợ hãi, khi đang cố thích nghi với những thử thách chẳng hạn như bắt đầu đi trẻ, “chịu đựng” một chuyến đi đường dài hay để tự dỗ mình vào giấc ngủ khi tỉnh giấc lúc nửa đêm.

Trẻ sơ sinh mút tay nhiều có tác hại gì?

tre-so-sinh-mut-tay-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly

  • Bé ngậm ngón tay quá sâu khiến bé dễ bị nôn trớ, nhất là sau ăn uống. Ở những bé có động tác mút mạnh liên tục (thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy) có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, răng và hàm.
  • Da ngón tay bị nứt đi nứt lại, lở loét sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da, gây viêm da mủ.
  • Mút tay nhiều, lâu ngày còn gây biến dạng xương ngón tay, tạo nên hình dạng ngón tay bất thường. Thậm chí biến dạng răng và hàm; miệng bé trở nên vẩu (do răng và hàm bị đẩy ra ngoài) hay móm (do một hàm bị đưa vào trong); lệch khớp cắn; rối loạn phát âm. Sau này cần phải đến nha khoa để điều trị.
  • Mút tay chưa rửa sạch sẽ khiến cho bé bị các bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng và các bệnh đường tiêu hóa…

5 cách hay giúp trẻ sơ sinh bỏ tật mút tay

Mút tay là hành vi khá phổ biến với các bé dưới 2 tuổi. Giai đoạn 2-4 tuổi, nhiều bé vẫn tiếp tục duy trì thói quen này. Có bé còn thích cắn móng tay, nhai thú bông hoặc những đồ vật trong tầm tay của bé.

1. Sử dụng biện pháp gây chú ý

  • Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đánh lạc hướng bé, bằng cách động viên bé tham gia vào một trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay.
  • Trước giờ đi ngủ, bạn nên để bé cùng dùng tay giữ sách trong lúc bạn đọc sách cho bé. Những lúc cả nhà xem tivi, bạn thử giữ đôi tay của bé “bận rộn” bằng cách cho bé ôm gấu bông.

2. Nhờ sự tác động của bạn bè

  • Bạn bè đóng vai trò quan trọng với các bé ở mọi độ tuổi. Nếu mẹ cho bé làm quen với những bạn không có tật mút tay thì điều này sẽ tác động tốt đến bé.
  • Nên nhờ các bạn của bé nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần, bé sẽ tự động rời xa thói quen này.

3. Hỏi trẻ về hành vi mút tay có tốt không?

  • Không nên trách mắng bé mà thay vào đó, bạn nên gợi ý để bé hiểu, bé đã lớn (lúc bé không cần đóng bỉm, uống sữa trong bình sữa hoặc ngồi trên chiếc ghế riêng) với kết luận “Con lớn rồi nên sẽ không mút tay nữa”. Bạn có thể chỉ cho bé thấy những “tấm gương” không mút tay như anh (chị) hoặc bạn bè của bé.
  • Nếu bé chưa nhận là mình lớn và cần “cai” mút tay, bạn không nhất thiết phải tranh cãi với bé, thay vào đó, bạn chuyển sang phương pháp khác giúp bé “cai nghiện”.

4. Ra những ám hiệu để trẻ biết mút tay là xấu

  • Nếu bé nói “Mẹ ơi, mút tay là xấu phải không? Con không muốn ‘xấu’” thì bé đang cần sự trợ giúp của bạn.
  • Lúc này, bé đã biết xấu hổ, vì thế, 2 mẹ con nên có những “ám hiệu” riêng; ví dụ, khi bé đưa ngón tay lên miệng một cách vô thức, bạn thử tìm cách ra hiệu bí mật để bé “tỉnh ra”.

5. Biện pháp khác

  • Quấn vào băng dính vào ngón tay mà bé hay mút, nhắc bé đây là hành vi không được phép. Nếu hành vi mút tay tái diễn nghiêm trọng, bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ. Để ngăn ngừa chứng mút tay vô thức, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một loại dung dịch bôi vào ngón tay cho bé.
  • Với bé lớn hơn (4 tuổi), bạn có thể chọn những bức ảnh có minh họa về vi khuẩn. Sau đó, bạn giải thích cho bé hiểu, vi khuẩn cư trú nhiều trên bàn tay và sẽ theo vào miệng của bé, làm răng bé bị đau.
  • Nếu lên 6 tuổi bé còn thích mút tay, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ tâm lý.

 

Từ khóa:

  • trẻ 2 tháng tuổi mút tay
  • trẻ mút tay có phải đói
  • bé mút tay không chịu bú
  • mẹo giúp bé hết mút tay
  • trẻ sơ sinh hay mút môi
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close