40 tuần thai

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 16 Tuần Tuổi

Đây sẽ là một trong những cột mốc đáng nhớ nhất trong thai kỳ vì chính trong tuần này, mẹ sẽ cảm được sự có mặt của báo bối trong bụng qua những cử động đầu tiên. Hầu hết mẹ bầu đểu cảm nhận được bé ở tuần 16 này và thật khó diễn đạt chính xác cảm xúc của mẹ lúc ấy. Hãy xem tuần 16 sẽ còn những bất ngờ gì chờ đợi mẹ nữa nhé.

Những thay đổi của thai nhi 16 tuần tuổi

  • Tuần 16, bé yêu đã dài khoảng 13cm từ chóp đầu đến mông và nặng gần 140g. Bé đang phát triển rất  nhanh và sẽ tăng trọng lượng gấp đôi trong vài tuần tới.
  • Phần đầu phát triển mạnh, tai và mắt của bé đã nằm ở vị trí cuối cùng. Các biểu hiện như cau màu, nheo mắt xuất hiện nhiều hơn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trí não.
  • Các chi dần hoàn thiện, các ngón tay và ngón chân của bé đã có thể di chuyển độc lập. Chân đang dài ra và hình thành các đường cong ở gót, cổ chân.
  • Da của bé phát triển mạnh và không còn thấm nhiều nước như trước.
  • Siêu âm ở tuần thứ 16 cho thấy nhiều bé đã biết cho tay vào miệng ngậm và rất thích thú với hành động này. Vì vậy, một số bé sinh ra với những vết phồng da trên các ngón tay. Bé còn có thể cử động các khớp.
  • Tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển.
  • Khung xương của bé phát triển, chuyển từ dạng sụn mềm thành dạng xương.
  • Đến thời điểm hiện tại, nước ối vẫn như một lớp đệm nâng đỡ mọi hoạt động cuả bé. Dây rốn nối kết sự sống của bé qua nhau thai phát triển mạnh mẽ và dày dặn hơn.
Thai nhi 16 tuần tuổi
Bé con trong bụng đến tuần 16 đã dài khoảng 13cm từ chóp đầu đến mông và nặng gần 140g rồi đấy mẹ ơi!

Những thay đổi của mẹ – khi thai nhi 16 tuần tuổi

  • Vì bé đã lớn thêm nhiều, mẹ di chuyển trở nên khó khăn hơn và dễ mất thăng bằng.
  • Não mẹ đã bắt đầu ghi nhận những cử động nhẹ nhàng của bé do bé đã đủ lớn để kích thích các mạch dẫn truyền dây thần kinh.
  • Mẹ sẽ thấy bụng dưới nặng hơn và chèn lên khung chậu. Lúc này, tử cung đã có kích thước bằng một quả dưa lưới nhỏ. Đỉnh tử cung đã gần tiếp cận với rốn và có thể chạm được khi sờ vào bụng. Khi khám thai, bác sĩ sẽ đo chiều cao tử cung để kiểm tra và so sánh sự phát triển của bé với những lần trước.
  • Các vết rạn da có thể xuất hiện và da sẽ khô hơn.
  • Vì bé phát triển rất nhanh nên mẹ có thể dễ bị đói bụng. Tim mẹ cũng phải làm việc gấp 50% bình thường để bơm máu đi khắp cơ thể. Mẹ cũng có thể thấy mắt khô hơn, nhất là khi sử dụng kính áp tròng.

Lời khuyên cho mẹ – khi thai nhi 16 tuần tuổi

  • Mẹ nên chuẩn bị một số thức ăn nhẹ tốt cho sức khỏe (những thực phẩm có lượng đường thấp) trong tủ lạnh để “đón tiếp” những cơn đói bất chợt và thường xảy ra hơn.
  • Tránh dừng đột ngột mà nên giảm tốc độ, vận động chậm và nhẹ nhàng để cơ thể bắt kịp từ từ sau khi tập thể dục hoặc leo cầu thang.
  • Khám thai trong tuần này cùng với bố, vừa an toàn vừa chia sẻ cùng bố những khoảnh khắc đặc biệt của bé yêu.
  • Tham gia lớp học tiền sản. Suy xét các phương pháp sinh nở. Mua sắm thêm đồ bầu cho giai đoạn tới.
  • Đảm bảo trong chế độ ăn hằng ngày có các thực phẩm giàu canxi. Tích cực uống sữa sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Nên chọn các loại sữa được bổ sung ba dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn này gồm DHA – là acid béo đóng vai trò quan trọng trong phát triển não bộ và tế bào võng mạc của bé, sắt – tạo hồng cầu, phòng ngừa bệnh thiếu máu của các bà mẹ trong thời kỳ mang thai và canxi – tham gia quá trình hình thành và phát triển hệ xương của bé một cách cứng cáp như Dielac Mama mẹ nhé.

Kể từ khi biết đến sự hiện diện của bé, ngày nào của mẹ cũng trải qua với thật nhiều bất ngờ và đáng nhớ. Nhất là khi mẹ đã cảm nhận rõ ràng hơn sợi dây liên kết vô hình của tình mẫu tử. Hãy tiếp tục duy trì chế độ ăn uống cân bằng và nghỉ ngơi thư giãn mẹ nhen.

Bác sỹ Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close