40 tuần thai

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần Tuổi

Sang tuần thứ 34 rồi nghĩa là sẽ nhanh nhanh chóng chóng nữa thôi 9 tháng thai kỳ sẽ kết thúc. Kể từ lúc mang thai, cảm giác có một hạt mầm tình yêu nhỏ xíu đang lớn lên từng ngày trong bụng  luôn thật diệu kỳ, nhưng đến lúc cảm nhận được cục cưng rõ hơn, được nhận những hồi đáp từ bé mẹ mới thấy hóa ra hạnh phúc khi được làm mẹ là không có giới hạn. Có lẽ chỉ vì con, mẹ mới có đủ dũng cảm và sức mạnh để trải qua những thay đổi về sinh lý và tâm lý như thế này:

Những thay đổi của thai nhi 34 tuần tuổi

  • Bắt đầu tuần này, mẹ có thể hình dung bé như một quả mít nhỏ với cân nặng cỡ từ 2,2 kg. Bé cũng biết là thời gian không còn nhiều nữa nên sẽ tích cực tăng cân, và từ giờ cứ mỗi tuần bé sẽ tăng thêm khoảng từ 0,2 đến 0,3 kg nữa.
  • Không gian trong bụng mẹ trở nên chật hẹp hơn đối với bé, do vậy không chỉ bé hoạt động nhiều hơn mà những cử động của bé cũng được mẹ “cảm nhận” rõ ràng hơn. Thậm chí còn có thể thấy được dấu chân làm “bằng chứng” rõ ràng khi “đồng chí con” đạp vào bụng “đồng chí mẹ”.
  • Hầu hết các cơ quan chức năng của bé đã hoàn thiện, gan bắt đầu công việc xử lý chất thải, thận cũng đã đủ trưởng thành và bé cũng đã có đủ khả năng để tự hô hấp được nếu chào đời trong khoảng thời gian này.
  • Hiện tại trong ruột của bé chứa một hợp chất dính dính màu đen, sẽ là nguyên nhân ruột của bé hoạt động lần đầu. Bé có thể hoạt động loại thải chất này sau khi chào đời nhưng cũng có trường hợp không thuận lợi lắm khiến bé thải phân ngay trong bụng mẹ khiến nước ối chuyển sang màu pha xanh. Bé thực hiện việc này âm thầm lắm, nên mẹ chỉ phát hiện được trong tình huống bị vỡ ối và nếu phát hiện ra nhất thiết phải báo với bác sĩ hoặc hộ sinh ngay lập tức.
  • Lớp bảo vệ da vernix caseosa tựa như sáp phủ có màu trắng bắt đầu dày thêm lên để giữ ẩm cho bé. Bé cũng có thể được bao bọc thêm ở các ngấn dưới cánh tay, sau tai và vùng háng. Những lớp bảo vệ này sẽ được rửa sạch ngay trong lần tắm đầu tiên của bé.
  • Trong trường hợp mẹ mang thai lần đầu, thì thời điểm này bé cưng đã bắt đầu chúi đầu xuống vùng xương chậu và dịch chuyển vào tư thế ngôi thai đúng, sẵn sàng cho giờ G. Khi mẹ đi kiểm tra, nếu bé vẫn chưa xoay thai thì cần phải trao đổi với bác sĩ để can thiệp kịp thời nhé.

Những thay đổi của mẹ – khi thai nhi 34 tuần tuổi

  • Mẹ có thể cảm thấy rất đau nhức và khó chịu do xương chậu bắt đầu tách và hở hơn để chuẩn bị khi bé ra ngoài. Trong những lúc này, các liệu pháp thư giãn như tắm nước ấm, xoa bóp vùng hông trở nên cần thiết cho mẹ hơn bao giờ hết. Mẹ đừng ngại ngần nhờ ba bé hoặc người thân giúp đỡ để mình có thể dễ chịu hơn. Song song đó cũng có điều may mắn là việc bé cưng xoay đầu hướng về xương chậu giúp phổi và cơ hoành được giãn ra một chút nên mẹ sẽ cảm thấy bớt bức bối và dễ thở hơn.
Thai nhi 34 tuần tuổi
Hãy luôn dành thời gian để trò chuyện cùng bé và cảm nhận sự kết nối giữa hai mẹ con
  • Bàng quang bị tử cung chèn ép nhiều hơn nên không thể chứa nhiều nước tiểu, mẹ phải thường xuyên đi tiểu đêm. Nhưng mà phải chú ý, việc thức dậy giữa đêm cũng cần cẩn thận, mẹ không cần phải vội để tránh trượt ngã và khi ngồi dậy cũng phải từ từ để huyết áp có thể điều chỉnh được.
  • Ngủ thường là một việc rất dễ dàng, nhưng trong lúc mang thai, đặc biệt là thời kỳ này thì việc ngủ gần như là một thử thách đối với mẹ. Nằm sấp không được, nằm ngửa lại không tốt cho cả hai mẹ con, nằm nghiêng là giải pháp an toàn nhất nhưng vẫn có tác dụng phụ là khiến mẹ đau và tê ở cả hông và đùi. Việc chuẩn bị sẵn những chiếc gối độn để lót chân sẽ là cứu cánh trong lúc này cho mẹ.
  • Mẹ cũng được kiểm tra nước tiểu, cân nặng, huyết áp và kích thước tử cung. Trong đó, kích thước tử cung sẽ được đối chiếu với sự phát triển của em bé và ngày dự sinh. Trong trường hợp đối chiếu kết quả không phù hợp, mẹ sẽ được siêu âm để kiểm tra về kích thước em bé, kích thước nhau thai và lương nước ối.

Lời khuyên cho mẹ – khi thai nhi 34 tuần tuổi

  • Mẹ nên đi khám thai hàng tuần hoặc 3-4 ngày/lần và khám liên cầu khuẩn GBS. Vì có đến 10% các mẹ có liên cầu khuẩn GBS nên đề phòng là không thừa, nhất là khi loại vi khuẩn này có hại đối với bé yêu, gây ra những biến chứng bao gồm viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu. Nếu trong trường hợp có liên cầu khuẩn, mẹ cũng đừng hoang mang vì chỉ cần bác sĩ biết thì sẽ cho mẹ uống kháng sinh trong quá trình bé chào đời, hiệu quả giúp bé giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Dù không hề mong muốn việc đó xảy ra, nhưng mẹ vẫn cần tìm hiểu các dấu hiệu của chuyển dạ sớm, bao gồm một số dấu hiệu như sau: vỡ ối với biểu hiện có chất lỏng rỉ ra từ từ; tử cung co thắt mạnh mà đau đớn; chảy máu ở âm đạo; tiêu chảy. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào, mẹ cần báo ngay cho người thân và bác sĩ. Riêng trong trường hợp vỡ ối, trước tiên là các mẹ phải ổn định tâm trạng và bình tĩnh vì chưa hẳn sẽ dẫn đến trường hợp sinh non đâu.

 

  • Dành thời gian, không gian tĩnh lặng để thư giãn và cảm nhận sự kết nối của hai mẹ con. Có khi cả ba và mẹ sẽ thích thú với việc được ngắm nhìn bé đang cử động trong bụng, ngắm bàn chân bé xíu in dấu trên bụng mẹ và nhìn bé đáp trả lại những cú huých yêu của ba mẹ.
  • Đừng quên uống các sản phẩm sữa như Optimum Mama để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé cưng mẹ nhen. Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Acid Folic giữ ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, Optimum Mama còn chứa chất xơ hòa tan FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất, đồng thời giúp nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón hay gặp trong thai kỳ.

Nếu trong tuần này, tự dưng mẹ có sở thích sắp xếp lại một số thứ thì điều này cũng là bản năng hoàn toàn tự nhiên của mẹ muốn “làm ổ” để chuẩn bị hoàn mỹ nhất cho lúc sinh con. Song mẹ vẫn nên dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi và tận hưởng những thời khắc cuối cùng của thai kỳ, những khoảnh khắc diệu kỳ khi mẹ và con gần nhau nhất.

PGS.TS.BSCC.Trần Đình Toán

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close