40 tuần thai

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 15 Tuần Tuổi

Mẹ ơi, ở tuần 15, mẹ hãy trò chuyện, tâm tình, thủ thỉ với bé nhiều hơn nữa nhé vì tai bé đã phát triển hoàn thiện, có thể lắng nghe được âm thanh xung quanh. Cùng khám phá còn những thay đổi nào đang diễn ra trên cơ thể của cục cưng mẹ nhé.

Những thay đổi của thai nhi  15 tuần tuổi

  • Bé cưng lúc này đã dài hơn 10cm một xíu tính từ đầu đến mông và nặng khoảng 100g, bằng một quả bơ. Mẹ có thể nhìn thấy những mạch máu bên dưới lớp da mờ vì phần da của bé lúc này còn rất mỏng. Trên ngực cũng đã bắt đầu xuất hiện các núm vú bé xíu.
  • Tóc chưa mọc, mô da đầu bắt đầu được tạo lập. Đầu vẫn tương đối lớn với đôi mắt chiếm phần lớn diện tích gương mặt. Mũi bé vẫn còn tương đối thấp. Tai con đã di chuyển gần đến vị trí chuẩn và phát triển hoàn thiện, nghe được những âm thanh bên ngoài nên mẹ nhớ tâm sự với bé nhiều hơn nhé.
  • Vân tay bắt đầu hình thành từ tuần này. Bé đã có thể gập chân ở đầu gối và mắt cá. Canxi đã bắt đầu tích lũy trong các xương nhỏ để xương phát triển. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung các thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống hằng ngày nha.
  • Lúc này, răng sữa của bé sẽ tạo dựng nền tảng ở bên trong nướu, đóng vai trò quan trọng trong phát triển răng miệng sau này.
  • Bé con đã có thể ngáp, nhăn hay duỗi căng trên khuôn mặt. Thai nhi vẫn ngủ rất nhiều nhưng vẫn có thời gian di chuyển và cử động tập cơ.
  • Não bé dần phát triển hoàn thiện. Các cơ quan nội tạng đang hoạt động tốt, gan và thận đã hoạt động đúng chức năng. Tim thai đang hoạt động tíchh cực với 28 lít máu bơm mỗi ngày. Mẹ có thể tự tính nhịp tim bé bằng cách đo nhịp tim của mình rồi nhân lên gấp đôi.
Thai nhi 15 tuần tuổi
Chăm dưỡng da để tránh rạn da thai kỳ mẹ nhen!

Những thay đổi của mẹ – khi thai nhi 15 tuần tuổi

  • Xuất hiện rõ hơn các tĩnh mạch ở chân và sẽ bị đau nếu đứng lâu. Để đỡ hơn, mẹ có thể mang vớ hỗ trợ. Khi nằm, cố gắng nâng hai chân lên cao và hạn chế đứng khi có thể.
  • Mẹ sẽ cảm thấy nóng và da ửng đỏ dù trời mát lạnh vì lượng máu tăng lên rất nhiều.
  • Tóc trở nên dày và đẹp hơn.
  • Móng tay có thể giòn hơn, yếu và dễ bong ra nên hạn chế sơn móng tay nhé.
  • Mẹ có thể bị tình trạng đau dây thần kinh như bị kim châm đau nhói ở mông dưới hoặc chân. Khi ngủ, nên nằm nghiêng, chân trên gác qua gối để giảm áp lực lên dây thần kinh hông. Không nằm quá lâu ở một tư thế và tránh tư thế kê gối giữa hai đầu gối.

Lời khuyên cho mẹ – khi thai nhi 15 tuần tuổi

  • Chăm sóc da bụng, đùi, mông, ngực mỗi ngày theo tư vấn của bác sĩ để hạn chế rạn da
  • Cố gắng tránh đứng lên quá nhanh nếu đã ngồi trong một thời gian lâu.
  • Giữ gìn vệ sinh cẩn thận ở vùng háng, dưới hai bên ngực và vùng nách để tránh bị nổi mẩn. Nên tắm và thay đồ lót bằng cotton thường xuyên hơn.
  • Trong giai đoạn này, mỗi ngày, mẹ hãy uống 2 ly sữa Optimum Mama để bé được hỗ trợ phát triển tốt nhen. Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Acid Folic ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe.

Đây sẽ là thời điểm hoàn hảo để thực hiện chuyến du lịch đầu tiên cùng với bé. Môi trường mới lạ và những cảm xúc tích cực từ chuyến đi sẽ được truyền tải đến bé. Nếu không, hãy dành thời gian ưu ái bản thân hơn nữa, làm những điều mẹ thích, ăn uống điều độ để bé yêu phát triển tốt, mẹ nhé.

Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Thanh

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close