Bệnh lý

Chi tiết cách điều trị thủy đậu cho bé tại nhà

Trẻ em thường bị bệnh thủy đậu vào những ngày đông. Tuy tính chất của bệnh khá lành tính nhưng để lâu không điều trị bệnh lây lan nghiêm trọng hơn. Cách điều trị bệnh thủy đậu cho bé vô cùng đơn giản, mẹ tham khảo thông tin dưới để cải thiện tình trạng bệnh của bé.

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Nếu bé bị thủy đậu thường bị sốt, nhức đầu và đau họng nhưng không có phát ban. Mức sốt của bé lên tới 38.3 – 38.8 độ C và triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày. Sau đó bé có nổi các nốt dạ ở lưng, bụng và lan khắp cơ thể.

Chi tiết cách điều trị thủy đậu cho bé tại nhà
Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ

Các nốt dạ bạn đầu có dạng tròn nhỏ, nó khá giống mụn nhọt hoặc các vết cắn của côn trùng. Các nốt ngày xuất hiện rất nhanh trong 2 đến 4 ngày và nốt dạ sẽ chuyển thành mụn nước. Nó sẽ tự khô và đóng vảy trong 5 ngày nếu được vệ sinh sạch sẽ. Đối với bé có hệ miễn dịch rất yếu thì các nốt này lan nhanh và gây nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ

Bệnh thủy đậu xảy ra ở mọi lứa tuổi, ai cũng có thể mắc bệnh, đối với trẻ dưới 12 tuổi hệ miễn dịch đang rất kém nên thường bị. Loại virus gây bệnh thủy đậu là Virus varicella-zoster và loại virus này cũng gây nên bệnh zona thần kinh. Vì vậy, khi bé mắc bệnh thì loại virus này sẽ nằm trong cơ thể bé, nếu bệnh hết nhưng virus này cũng có thể gây ra bệnh zona về sau.

Chi tiết cách điều trị thủy đậu cho bé tại nhà
Các vết bọng của bệnh thủy đậu

Trường hợp mắc bệnh zona nặng thường gặp ở người cao tuổi. Những trẻ đã tiêm phòng thủy đậu sẽ không bị bệnh zona khi lớn lên nữa. Một số trường học dù tiêm vacxin nhưng vẫn bị bệnh zona nhưng ở mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm.

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

  • Viêm phổi: Triệu chứng này thường gặp ở người lớn và xuất hiện 3 đến 5 ngày khi mắc bệnh. Biểu hiện là khó thở, sốt cao, đau ngực, ho ra máu và có thể tử vong.
  • Nhiễm trùng tại các nốt thủy đậu: Khi xuất hiện các nốt thì thường sẽ ngứa, nếu chúng ta gãi hoặc để trầy xước thì sẽ gây viêm da, nhiễm khuẩn và thậm chí gây viêm cầu thận cấp. Nếu không điều trị sẽ gây viêm da, nhiễm trùng máu…
Chi tiết cách điều trị thủy đậu cho bé tại nhà
Điều trị bệnh thủy đậu cho bé
  • Viêm não: Nếu bị biến chứng thì người mắc bệnh có thể bị viêm màng não vô khuẩn đến viêm não. Khi bị bệnh này thì khả năng tử vong cao, nếu cứu chữa được thì người sống phải sống đời thực vật. Tuy nhiên, bệnh lý này chỉ gặp người lớn tuổi.
  • Suy giảm thị lực: Khi virus VSV xâm nhập vào giác mạc thì nó sẽ để lại những vết sẹo, có thể gây viêm hoặc tổn thương giác mạc.

Cách điều trị bệnh thủy đậu cho bé tại nhà

  • Trước tiên, khi bé có biểu hiện bệnh thủy đậu thì mẹ nên cách ly bé với người thân trong nhà để không bị lây cho người khác. Các đồ dùng của bé nên dùng riêng và sau khi sử dụng cần tiệt trùng sạch sẽ.
  • Cần vệ sinh hằng ngày cho bé thật sạch sẽ bằng cách tắm nước ấm và dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng để không làm vỡ mọng nước trên da.
  • Móng tay của bé mẹ nên cắt ngắn và làm sạch để tránh bé ngứa rồi gãi lên da. Đối với trẻ nhỏ thì bố mẹ nên cho bé mang găng tay để bé không làm vỡ bọng nước. Vì vỡ bọng nước ra thì chính nước đó sẽ làm lây lan sang vùng da khác.
Chi tiết cách điều trị thủy đậu cho bé tại nhà
Vệ sinh sạch sẽ cho bé bị thủy đậu
  • Nên cho bé uống nhiều nước, vì bị bệnh bé sẽ mất nhiều nước. Cần cung cấp đủ nước để bé có sức đề kháng tốt hơn.
  • Chế độ ăn uống cần được đảm bảo đủ chất cho bé, bé thích ăn gì mẹ nên cho bé ăn, những thực phẩm nhạt và mát rất tốt cho bé trong lúc này. Nên tránh không cho bé sử dụng đồ ăn có tính axit hay nhiều muối.
  • Lựa chọn những bộ đồ thoải mái và mềm mại cho bé mặc. Tuy nhiên, nên mặc đồ đúng theo mùa để bảo vệ sức khỏe của bé.

Đây là những vấn đề về bệnh thủy đậu và cách điều trị bệnh tại nhà cho bé. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều trong vấn đề chăm sóc bé bị thủy đậu.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close