Bệnh lý

Cận bao nhiêu độ là nặng nhất?

Cận thị có trường hợp bệnh nhân bị cận nặng lên đến hơn 20 độ. Trường hợp cận thị giả, cận do thoái hóa hoặc cận vào ban đêm là những trường hợp đặc biệt, không được tính vào cận thị.”]

Vì sao học sinh dễ bị cận thị?

Nguyên nhân chủ yếu gây tật cận thị mắt bao gồm:

  • Học tập, làm việc đặc biệt là đọc sách báo, ngồi gần màn hình máy tính, tivi khiến mắt phải hoạt động liên tục trong thời gian dài với ánh sáng không tốt khiến mắt mỏi, chỉ nhìn những vật ở gần.
  • Do di truyền, trong gia đình có người bị tật cận thị hay các tật về mắt.
  • Do đặc điểm,cấu trúc của nhãn cầu, củng mạc yếu hay mi kém phát triển cũng khiến nhãn cầu không ổn định và khả năng điều tiết của mắt kém dẫn đến nguy cơ bị cận thị cao hơn.

Cận thị được chia làm mấy cấp độ, gồm những loại nào?

Trong thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng cận thị được chi thành nhiều cấp độ, nhiều loại khác nhau trong đó có cận thị đơn thuần, cận thị giả, cận thị thoái hóa và cận thị đêm mỗi loại có cấp độ cận khác nhau, vậy cận thị bao nhiêu độ là cao nhất.

Với cận thị đơn thuần

  • Thị lực giảm khi nhìn xa còn khi nhìn gần vẫn bình thường. Đây là loại cận thị hình hành do sự mất đối xứng giữa công suất quan hệ cùng với chiều dàu trục trước sau nhãn cầu. Và thường thị do trục trước sau nhãn cầu dài hơn so với công suất quan hệ dẫn đến mát cận thị.
  • Trường hợp bị cận thị đơn thuần thường ở dưới khoảng -6,00D, chúng không gây tổn thương cho đáy mắt và thường đi kèm với tật loạn thị.
  • Thông thường với mỗi mức độ cận thị thì tương ứng với một khoảng thị lực nhất định, ví dụng như: ở độ cận -0.5D có thị lực tương ứng là 4/10; còn độ cận thị -1D thì có thị lực tương ứng 2/10…
  • Với những người bị cận thị nhẹ thì đọc sách chữ nhỏ mà không phải đeo kính còn để nhìn được vật ở xa, người bệnh phải nheo mắt lại.

Cận thị giả

Đây là trường hợp người bệnh nhìn vật ở xa bị mờ sau một quá trình làm việc kéo dài hay trong quá trình ôn thi. Và khi họ thử đeo kính thì thấy nhìn rõ vật hơn hẳn nhưng rất có thể chỉ là do mắt làm việc quá sức nên bị mờ đi tạm thời. Nếu không để mắt nghỉ ngơi hợp lý và điều độ thì nhiều nguy cơ biến cận thị giả thành cận thị thật.

Cận thị thoái hóa

Hay còn gọi là cận thị bệnh lý đây là loại cận thị nhưng kèm theo sự thoái hóa ở bán phần sau của nhãn cầu. Cận thị thoái hóa thường xảy ra sớm khi trẻ còn bé chưa đi học và có tính chất gia đình. Nếu mắc phải loại cận thị này chúng phát triển rất nhanh khiến thi lực giảm sút nhanh chóng. Đặc biệt, chúng có thể gây ra tăng nhãn áp hay là bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

Với loại này thì cận thị bao nhiêu độ là cao nhất? Phần lớn mức độ cận chỉ khoảng -7D, cũng có khi cao tới -20 đến -30D gây tổn hại cho đáy mắt. Và nếu có đeo kính thì thị lực cũng chỉ đạt khoảng 4/10 hoặc 5/10, nhiều người chỉ khoảng 1/10 đến 2/10 do thị lực khi mắc bệnh thường kém.

Cận thị ban đêm

Đây là loại cận thị khá đặc biệt bởi chúng thường chỉ xảy ra vào ban đêm hay là khi ánh sáng yếu khiến mắt không phân biệt rõ. Vào lúc đó, do ánh sáng mờ, tối nên khiến mắt không có điểm để kích thích điều tiết chính vì vậy mà nhìn mọi thứ gần như không có độ tương phản lại mắt.

Cận thị bao nhiêu độ là cao nhất bạn nên tìm hiểu để có những kiến thức cần thiết, giúp tìm ra những phương pháp điều trị kịp thời, tránh độ tăng phẩy của mắt để từ đó không gặp phải tình trạng không nhìn thấy vật hay các biến chứng nguy hiểm khác.

Cận bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Nếu cận từ 1-2 D chỉ nên dùng kính khi nhìn xa, cũng không nên mang kính liên tục suốt cả ngày, vì lâu dần việc đó sẽ khiến mắt  mất khả năng điều tiết khi nhìn những vật gần và sẽ luôn phải phụ thuộc vào kính. Trong trường hợp mắt phải làm việc nhiều, khoảng ba mươi phút hoặc một giờ, nên nghỉ ngơi, tháo kính thư giãn mắt tìm chỗ thoáng, nhìn vào những vật ở xa. Việc khám mắt kiểm tra, theo dõi  là tùy thuộc độ cận của trẻ, sự thoải mái khi dùng kính, tình trạng bệnh lý kèm theo mà bác sĩ sẽ đặt lịch khám lại cho trẻ.

Bao lâu khám mắt cận 1 lần?

Cận thị nhỏ hơn 6D khoảng 1 năm khám 1 lần, trên 6D khoảng 6 tháng khám mắt 1 lần. Việc mang kính (kính thuốc), thay đổi số kính phải do sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Để phòng tránh và khống chế bệnh cận thị cần chú ý, đảm bảo cho trẻ vệ sinh mắt tốt, nơi học tập đủ độ chiếu sáng, cự ly giữa mắt với tài liệu, màn hình máy tính phù hợp, thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, học kết hợp với vui chơi và hoạt động ngoại khóa…

Bị cận không đeo kính có sao không?

 Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, không nhất thiết là cần phải đeo kính. Trường hợp bạn cận dưới 0,75 độ thì không cần phải đeo kính thường xuyên, còn ở ngưỡng 1 – 2 độ thì chỉ nên đeo khi cần nhìn mọi vật ở xa, hạn chế sự điều tiết của mắt.
tu khoa
  • đeo kính cận phù hợp với khuôn mặt
  • chọn kính phù hợp với khuôn mặt nữ
  • cận bao nhiêu độ được miễn nghĩa vụ
  • bị cận thị sẽ không được gọi nhập ngũ
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close