Mang thai

Ốm nghén khiến mẹ không ăn được gì, phải làm sao?

LÀM SAO ĐỂ GIẢM BỚT ỐM NGHÉN?

Hỏi:
Chào bác sĩ, cháu có thai được 6 tuần 5 ngày và đã có tim thai bác sĩ cho nghe nhịp tim thì tim đập đều lắm ạ. Nhưng cháu có một chút lo sợ là cách đây 4 tháng cháu có thai và đã bị chết lưu ở tuần thứ 8, cháu rất sợ sẽ bị lại, hỏi các bác sĩ thì đều bảo không cần dùng thuốc nội tiết, và cháu bị ngén lắm, không ăn được gì sữa cũng không uống được, người mệt mỏi chỉ nằm thôi đến nỗi người mụ mẫm hết cả ra. Cứ ngồi dậy là lại chóng mặt buồn nôn. Cháu muốn hỏi bác sĩ là cháu lên làm gì để giảm bớt ốm ngén ạ. Và có cần uống bổ sung gì không vì cháu đi khám họ đều không cho thuốc bổ gì cả mà trong khi đó cháu ngén không ăn được. Cháu cảm ơn bác sĩ ạ!
Trả lời:
Chào bạn!
Do khi mang thai Hocmon HCG hay nội tiêt tố HCG trong cơ thể bạn sẽ tăng lên gấp đôi và điều này dẫn đến bạn có cảm giác bồn nôn, nôn.
Hơn nữa khi mang thai khứu giác của bà bầu rất nhậy cảm là do có một mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen tình dục ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong những tháng đầu mang thai thì khứu giác cũng dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ nên bạn lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.
ốm nghén, mang thai
Cách chữa ốm nghén khi mang thai hiệu quả
Kết hợp với trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Vì vậy, mức progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản cũng tăng lên gây ra chứng chậm tiêu hóa và làm tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói…Là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường.
Còn đôi khi bạn mệt chóng mặt là dấu hiệu khá phổ biến trong thai kỳ vì cơ thể thời gian này của thai phụ thường thiếu chất sắt. Lượng đường trong máu thấp và mất nước cũng dẫn đến nguy cơ này…
Lời khuyên của chúng tôi là: Mẹ không nên lo lắng quá nếu mẹ nghén nhiều mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn ra làm nhiều bữa nhỏ, không nên để bụng đói quá lâu vì nó sẽ làm mẹ dễ bị nghén hơn, ăn sau mỗi lần nôn, trong trường hợp mẹ nghén nhiều không ăn uống được gì thì có thể đi khám bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên cụ thể. Thông thường khi mang thai các mẹ sẽ được cung cấp đầy đủ sắt, axit foric tuy nhiên cơ thể mỗi mẹ là khác nhau mẹ không được tự ý bổ sung mà cần phải theo chỉ định của bác sĩ sẽ cho mẹ liều lượng cụ thể. Vì mẹ đã có tiền sử thai lưu nên mẹ cần phải thường xuyên đi khám theo chỉ định của bác sĩ hoặc khi mẹ có những biểu hiện bất thường như đau bụng, có cơn co đau đầu liên tục kéo dài hơn 1 giờ và  ngoài ra bạn nhé!
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close