Bệnh lýMang thai

Bà bầu bị đau đầu phải làm thế nào?

Bà bầu bị đau đầu không nên tự ý uống thuốc mà cần kết hợp nhiều biện pháp nhằm giảm đau như: uống thêm nước, nghỉ ngơi, dùng khăn mát chườm đầu, thái dương và vùng mắt hoặc massage nhẹ….

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

  • Trong giai đoạn đầu thai, các hormone nội tiết tăng cao, kéo theo đó là lượng máu lưu thông nhiều, tim co bóp nhanh, huyết áp thất thường khiến mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau đầu.
  • Bên cạnh đó, môi trường sống cũng ảnh hưởng tới cơn đau của mẹ. Những mẹ bầu sống ở nơi có nhiều tiếng ồn, chịu nhiều áp lực công việc, thiếu hụt đường huyết trong máu hay thiếu ngủ đều dễ bị đau đầu và mức độ đau dữ dội hơn người khác.
  • Đôi khi đau đầu xuất phát từ việc mẹ sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hoặc do mẹ mắc các bệnh mà đau đầu là một trong những triệu chứng như: viêm xoang, hen suyễn, bệnh về hệ thần kinh trung ương,…

ba-bau-bi-dau-dau-phai-lam-the-nao

Bà bầu bị đau đầu phải làm thế nào?

Đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thai kì và 3 tháng cuối cùng là thời điểm dễ mắc các triệu chứng đau đầu thường gặp nhất. Những cơn đau này thường không quá nghiêm trọng tuy nhiên trong nhiều trường hợp cơn đau có thể báo hiệu nguy cơ nghiêm trọng tới thai nhi.

  • Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối: khiến nguy cơ tiền sản giật tăng lên rất nhiều. Đặc biệt là những phụ nữ có thai nhưng đã trên 40 tuổi. Tiền sản giật cũng có thể đi kèm với hiện tượng cao huyết áp, phù nề… Cần đặc biệt theo dõi các biểu hiện này trong những tháng cuối, vì tiền sản giật có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thai nhi.
  • Ngoài ra, bệnh đau đầu còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, chúng khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống và gây ảnh hưởng xấu đến tính các trẻ em sau sinh. Vì vậy, cố gắng điều trị sớm để tránh những diễn biến xấu có thể xảy ra.

Một số biện pháp giảm đau đầu khi mang thai

  • Trước khi nghĩ tới biện pháp uống thuốc, mẹ nên áp dụng các biện pháp tự nhiên để giảm đau đầu. Khi bị đau, mẹ hãy uống một cốc nước để tăng lượng máu lưu thông lên não. Sau đó tìm một nơi thoải mái, yên tĩnh nằm nghỉ ngơi. Nếu vẫn đau quá, mẹ có thể dùng khăn mát chườm đầu, thái dương và vùng mắt hoặc massage.
  • Để giảm hiện tượng này, mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước tránh xa những thực phẩm chứa chất kích thích như đồ uống có caffeine, chất cồn thuốc lá. Chúng đều là những tác nhân khiến cơn đau đầu của mẹ trầm trọng hơn.
  • Một lưu ý nữa là mẹ cần nghỉ ngơi đầy đủ, một ngày ngủ đủ 8 tiếng vào buổi tối, và một giấc ngủ ngắn ban trưa sẽ giúp đầu mẹ luôn thư giãn thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng.
  • Tập thể dục cũng có tác dụng rất tốt giảm chứng đau đầu. Một vài môn thể thao nhẹ nhàng dành cho mẹ như yoga, thiền, đi bộ,…

Những lưu ý khi điều trị chứng đau đầu

  • Khi điều trị chứng đau đầu khi mang thai, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, kể cả thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc.
  • Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, những cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng như cản trở giấc ngủ, kèm theo dấu hiệu sốt, đau bụng, đau răng, đau mắt…, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị chứng đau đầu trong thời kỳ mang thai.
  • Ngoài ra, bạn nên có một quyển sổ nhỏ ghi lại tất cả những thức ăn, đồ uống bạn sử dụng hàng ngày và ghi lại thời gian trong ngày bạn hay bị đau đầu. Việc này rất cần thiết để bạn trao đổi trực tiếp với bác sĩ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục cho bạn.

Từ khóa:

  • bà bầu đau đầu có được dán cao không
  • bà bầu đau đầu nên uống thuốc gì
  • đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối
  • cách chữa đau đầu nhanh nhất
  • đau nửa đầu khi mang thai
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close