Mang thai

Siêu âm nhiều có hại cho thai nhi không?

Siêu âm thai khoảng 7 lần trong suốt thai kỳ nhằm xác định sự phát triển và những dị tật (nếu có) của thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu không nên lạm dụng quá nhiều sẽ gây tốn kém và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Phương pháp siêu âm là gì?

  • Siêu âm là một phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một phần của cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể.
  • Siêu âm không sử dụng các phóng xạ ion hóa (như X quang), nên không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.
  • Do hình ảnh siêu âm được ghi nhận theo thời gian thực nên nó có thể cho thấy hình ảnh cấu trúc và sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể kể cả hình ảnh dòng máu đang chảy trong các mạch máu.
  • Siêu âm là một khảo sát y học không xâm lấn (không gây chảy máu) giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị bệnh. Đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong kiểm tra thai, cũng như theo dõi quá trình phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn.

sieu-am-nhieu-co-hai-cho-thai-nhi-khong

Siêu âm nhiều có hại cho thai nhi không?

Mục đích của việc siêu âm thai là gì?

  • Siêu âm là một trong những cách nhanh nhất để phát hiện dị tật bào thai hoặc những rắc rối khác của mẹ và bé.
  • Siêu âm thường được tiến hành cùng các xét nghiệm khác như: Triple test, chọc dò ối, lấy mẫu nhung màng đệm (CVS).
  • Siêu âm nhằm mục đích xác nhận có thai hay không, loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung, phát hiện tim thai, đánh giá bất thường,… trong quý một của thai kỳ.
  • Chẩn đoán dị tật thai, xác định sự phát triển của bào thai tương ứng với tuổi thai, vị trí rau bám, tim thai, tình trạng nước ối, nhau thai… trong tiếp quý hai và quý ba của thai kỳ.

Siêu âm có gây hại gì cho thai nhi không?

  • Chưa có nghiên cứu nào khẳng định việc siêu âm có ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng không vì thế mà lạm dụng vì có những vụng rất nhạy cảm với sóng siêu âm như mắt hoặc tuyến sinh dục. Vì chiều theo tâm lý của các bà mẹ mà những vùng này thường bị bác sĩ chụp nhiều nhất nhưng lại không vì mục đích khoa học.
  • Các nghiên cứu khoa học cho thấy siêu âm không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể đối với cả cơ thể người mẹ và thai nhi. Khi bạn siêu âm, bạn cũng không hề cảm thấy đau hay khó chịu gì đặc biệt. Theo Bộ Y tế, mỗi thai phụ phải khám thai ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Nhưng trên thực tế với những thai nghén bình thường nên khám thai ít nhất 7 lần, số lần khám sẽ tăng lên với những thai nghén nguy cơ cao như mẹ bị huyết áp, tiểu đường, tim mạch…
  • Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà quá lạm dụng siêu âm. Việc siêu âm thai quá nhiều không chỉ gây tốn kém cho thai phụ mà nó còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

3 cột mốc khám thai định kỳ mà mẹ bầu cần nhớ

Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai.

1/ Lần khám thai đầu tiên

  • Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…).
  • Nếu bạn mang thai đơn hay đôi thì đây cũng là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể cho bạn kết quả chính xác nhất.

2/ Lần khám thứ 2

  • Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.

3/ Lần khám thứ 3

  • Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này.
  • Thời điểm nay, khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) cũng được bác sĩ kiểm tra trong lần siêu âm này.

Những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý khi siêu âm thai

  • Trước khi siêu âm, bạn nên uống nước (2–3 ly nước trước khoảng một tiếng) và nhịn tiểu. Lúc đó, bàng quang của bạn sẽ căng ra và việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn.
  • Siêu âm qua ngã âm đạo được thực hiện bằng cách đưa đầu dò siêu âm vào âm đạo của sản phụ. Phương pháp này giúp xác định thai ngoài tử cung sớm và chính xác hơn so với siêu âm qua ngã bụng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn có thể trao đổi với bác sĩ xem kỹ thuật này có phù hợp với bạn hay không.
  • Bạn cũng nên lưu ý rằng, không phải lúc nào siêu âm cũng phát hiện ra các dị tật thai nhi. Có những trường hợp, đến khi bé chào đời bác sĩ mới phát hiện ra dị tật của bé.

 

Từ khóa:

  • siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai nhi không
  • siêu âm thai nhi lợi hại
  • sieu am 2 tuan 1 lan co sao khong
  • lịch siêu âm thai nhi
  • sóng siêu âm có hại không
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close