Bệnh lý

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi mẹ cần vệ sinh mũi, họng cho trẻ đồng thời cho bé uống nhiều nước có thể uống nước cam, trà gừng để làm dịu cơn ho, tăng sức đề kháng giúp trẻ mau khỏi bệnh.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho, sổ mũi

Trong các lý do gây ho, sổ mũi thì cảm lạnh là nguyên nhân thông thường và phổ biến nhất. Nhưng mẹ có biết ngoài cảm lạnh còn có rất nhiều nguyên nhân khác làm bé bị ho, sổ mũi không? Nếu không cẩn thận, mẹ sẽ dễ nhầm lẫn những triệu chứng này với nhau đấy!

  • Dị ứng: Trẻ thường bị sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa.
  • Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác, có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.
  • Thời tiết lạnh: Trẻ ở độ tuổi chập chững hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc do ăn thực phẩm cay nồng.
  • Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
  • Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
  • Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.

tre-sơ-sinh-bi-ho-so-mui-phai-lam-sao

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi phải làm sao?

Nếu bé bị ho, sổ mũi hầu như các mẹ sẽ “tự ý” mua thuốc cho con uống để giảm ngay khó chịu. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc ho, sổ mũi không kê toa được bày bán trên thị trường. Nhưng mẹ nên cẩn thận, có rất nhiều tác hại từ sự “tự ý” này đấy! Mẹ có biết rằng, một số loại thuốc kháng histamin không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng không?

Thậm chí, các bác sĩ nhi và chuyên gia y khoa cũng cảnh báo thuốc ho, sổ mũi có nhiều tác dụng phụ không đáng có đối với trẻ em. Vậy nên, trước khi quyết định cho con dùng các loại thuốc, mẹ có thể thử một sốcách xử lí sau đây:

Làm sạch mũi, họng trẻ

Đối với trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi, mẹ cần làm sạch mũi, họng bé bằng cách:

  • Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
  • Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.
  • Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại,
  • Hướng dẫn trẻ tránh thói quen hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.
  • Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn.

Cho trẻ uống nhiều nước

  • Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây hoặc súp giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn.
  • Ngoài ra có thể cho trẻ uống nước cam giúp trẻ thông cổ, mát họng và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm

  • Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn.
  • Nếu trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào nước tắm cũng rất hiệu quả. Trẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc phải uống thuốc đấy!

Pha một ít trà gừng loãng cho trẻ uống

  • Việc bé bị ho, hít ngược nước mũi xuống họng hoặc liếm, nuốt một phần nước mũi có thể khiến bé bị chướng bụng.
  • Trong trường hợp này, chỉ cần một chút bột gừng pha vào nước trà sẽ giúp trẻ giảm ho, êm bụng ngay. Nếu bé đã hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho thêm một ít mật ong để giúp bé ngon miệng hơn.

Cho bé nằm cao đầu khi ngủ

  • Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Cuộn khăn hoặc kê thêm gối để nâng cao đầu trẻ. Mẹ nhớ chèn khăn chắc chắn để bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống.

Những lưu ý khi trẻ bị ho, sổ mũi

Thường thì trẻ không cần đi bác sĩ khi bị ho, sổ mũi, song có một số trường hợp mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như:

  • Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày.
  • Có những triệu chứng cúm kèm theo lạnh run, đau ê ẩm khắp người, sốt, nôn ói, tiêu chảy.
  • Nghi ngờ có dị vật lọt vào mũi như: lông thú, bông len,…
  • Triệu chứng sổ mũi do dị ứng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ có cách điều trị hiệu quả.

Từ khóa:

  • trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi ho
  • trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi
  • trẻ sơ sinh bị ngạt mũi và ho
  • trẻ sơ sinh bị sổ mũi thở khò khè
  • trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm

 

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close