Bệnh lýNuôi con

4 cách chữa trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh KHÔNG DÙNG KHÁNG SINH

Sổ mũi ở trẻ sơ sinh gây cho bé  khó chịu, mất ngủ dễ dẫn tới biến chứng viêm xoang, viêm tai giữa. Mẹ có thể nhỏ mũi bé bằng nước muối sinh lý, tinh dầu tràm,… giúp trẻ chóng khỏi mà không dùng tới kháng sinh.

Những nguyên nhân làm cho trẻ bị sổ mũi

  • Do thay đổi thời tiết
    • Nhất là khi trời lạnh, mũi của bé sẽ phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước khi luồng không khí này xâm nhập vào phổi.
    • Những mạch máu nhỏ bên trong lỗ mũi bị kích thích nên chúng sẽ giãn nở, để sưởi ấm luồng không khí lạnh bên ngoài. Sự giãn nở của những mạch máu trong khoang mũi khiến mũi sản xuất nhiều dịch hơn. Kết quả là bé sẽ bị sổ mũi.
    • Bạn nên giữ ấm vùng chân, tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, dễ làm gia tăng tình trạng đổ mồ hôi. Bạn cũng tránh rửa mặt mũi, chân tay hoặc tắm cho bé bằng nước lạnh.
  • Bé bị dị ứng
    • Bé bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chảy nước mũi sau khi bé phải tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông động vật.
    • Đây là cách cơ thể bé phản ứng lại với những thứ nguy hiểm như vi khuẩn.
    • Nếu tình trạng dị ứng của bé nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể chỉ định cho bé một số thuốc chống dị ứng hiệu quả.
  • Bé khóc nhiều
    • Khi khóc, nước mắt của bé sẽ chảy ra từ tuyến lệ (dưới mí mắt), dẫn tới khoang mũi.
    • Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây và khiến bé bị chảy nước mũi.

4-cach-chua-tri-so-mui-o-tre-so-sinh

4 cách chữa trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh KHÔNG DÙNG KHÁNG SINH

Ngay khi trẻ có dấu hiệu hắt hơi, chảy nước mũi trong, dạng lỏng… cha mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp sau đây.

1/ Dùng tinh dầu tràm

  • Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho em bé bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực… để giữ ấm cho con.
  • Đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.

2/ Cho trẻ uống siro

  • Với trẻ từ 3 tháng tuổi, mẹ nên cho con uống thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi dạng siro như CottuF để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,… giúp con có hơi thở nhẹ nhàng, dễ chịu, mau khỏi hơn.
  • CottuF có dạng siro và vị ngọt nên các bé rất thích, mẹ sẽ không tốn công ép con uống thuốc.
  • Liều dùng 3-8ml, mỗi ngày 3 lần sẽ giúp đường thở của con thông thoáng, dễ chịu để con nhanh chóng chơi ngoan, ăn ngoan. Tối đa có thể cho con uống 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4h.

3/ Dùng hỗn hợp gừng và mật ong

  • Lấy 1 miếng gừng nhỏ, rửa sạch, bỏ vỏ và giã nát. Cho vào đun với một chút nước và 1 thìa mật ong, khuấy đều rồi cho bé uống 3 lần/ngày, mỗi lần 1 muỗng café.
  • Cách này có thể dùng khi bé bị sổ mũi, nhiễm lạnh cũng như ngạt mũi; tuy nhiên không dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

4/ Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

  • Với trẻ sơ sinh, mẹ hút, rửa mũi cho con 4 lần/ngày bằng Natri Clorid 0,9% và dụng cụ hút mũi.
  • Với trẻ lớn, cha mẹ xịt mũi cho con để làm loãng dịch mũi, sau đó hướng dẫn con tự xì/hỉ mũi từng bên một bằng giấy sạch, mềm, loại dùng một lần.
  • Lưu ý khi dùng nước muối sinh lý:
    • Nước muối dùng cho trẻ nên mua từ hiệu thuốc, mẹ không nên tự pha nước muối ở nhà vì dụng cụ không vệ sinh, tỉ lệ pha không chuẩn. Không tự ý thêm nước ép tỏi vì tỏi có thể làm bỏng niêm mạc của bé.
    • Không được dùng tay bịt hai bên mũi để hỉ mũi. Cách hỉ mũi như vậy sẽ làm tăng áp lực đột ngột vào mũi, làm dịch mũi di chuyển lên tai, xoang…
    • Không dùng miệng hút mũi cho con vì khoang miệng người lớn nhiều vi khuẩn; hút mũi bằng miệng sẽ rất mất vệ sinh, làm con bị viêm mũi nặng hơn.

Phòng tránh sổ mũi cho trẻ khi giao mùa

  • Do sức đề kháng của trẻ còn rất kém, khả năng thích nghi với môi trường không cao, nên khi mùa đông xuân khí hậu ẩm ướt, lạnh… trẻ rất dễ bị sổ mũi (chảy nước mũi). Bạn nên giữ ấm vùng chân, tay, đầu cho bé nhưng không nên quấn bé quá chặt, dễ làm gia tăng tình trạng đổ mồ hôi.
  • Bạn cũng tránh rửa mặt mũi, chân tay hoặc tắm cho bé bằng nước lạnh.
  • Nếu nước mũi của trẻ có màu vàng, chứng tỏ trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu kèm theo sốt, thì ngoài xịt mũi như trên cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định.
  • Việc làm sạch mũi trước khi nhỏ thuốc là cần thiết, tuy nhiên cần tránh thực hiện động tác này bằng cách dùng miệng của người lớn hút mũi cho trẻ. Vì bình thường ở họng miệng của người lớn chứa rất nhiều loại vi khuẩn và virus, nấm khác nhau nên khi hút mũi cho trẻ bằng phương pháp này người lớn vô tình truyền thêm cho trẻ vi khuẩn, những loại mà trẻ chưa hề tiếp xúc làm bệnh nặng thêm và khó điều trị.
  • Trong thời tiết hiện nay, để tránh các bệnh đường mũi – họng cho trẻ, ngoài việc giữ ấm, nhất là vùng họng và chân tay, nên bổ sung thêm vitamin và sắt cho trẻ, không khí trong phòng trẻ phải khô, thoáng.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa hay khói thuốc lá. Vệ sinh thường xuyên vùng mũi cho trẻ. Khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Từ khóa:

  • trẻ bị chảy nước mũi và ho
  • trị sổ mũi bằng phương pháp dân gian
  • cách trị sổ mũi nghẹt mũi
  • bé bị sổ mũi uống thuốc gì
  • cách chữa sổ mũi cho bé
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close