Bệnh lý

Ăn tỏi có tác dụng gì, chữa được bệnh gì?

Củ tỏi chứa thành phần  allicin tác dụng kháng khuẩn, diệt virus tốt cho người bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, hỗ trợ tiêu hóa, phòng chống ung thư.

Tỏi là củ gì?

Tỏi ta – tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae).Cùng với tên tỏi có rất nhiều loại tỏi khác nhau như tỏi voi, tỏi Trung Quốc, tỏi Pháp, tỏi gấu, tỏi ngọc v.v. Nhưng chỉ có củ tỏi ta (Tỏi Lý Sơn) là được ưa chuộng dùng làm gia vị và làm thuốc, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm và có nhiều công dụng quý.Tiếng Anh gọi tỏi ta là Garlic để phân biệt với các loại tỏi khác gọi là Leek.

an-toi-co-tac-dung-gi-chua-benh-gi

Tỏi chứa thành phần gì?

Thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hidrad carbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Ăn tỏi có tác dụng gì?

Tỏi tốt cho tim mạch

an-toi-co-tac-dung-gi-chua-benh-gi

Tỏi đã được khoa học chứng minh là có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn, từ đó góp phần làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim… Cần thận trọng khi dùng đồng thời tỏi với các thuốc chống đông máu và thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, cũng nên tránh dùng các chế phẩm từ tỏi khoảng một tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau phẫu thuật.

Tác dụng chống ung thư

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ăn nhiều tỏi và các loại rau củ thuộc họ allium như hành, hẹ, tỏi tây giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư vòm họng.

Tác dụng kháng khuẩn

Tỏi có khả năng kháng lại nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, tỏi thường được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá, hô hấp và ngoài da.

Viên tỏi khô cũng được chứng minh có khả năng điều trị và dự phòng một số bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em như cảm cúm, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa. Đắp tỏi tươi tại chỗ có tác dụng khá tốt trong điều trị mụn cơm do virus. Gần đây, tỏi được phát hiện có khả năng diệt Helicobacter pylori, loại xoắn khuẩn có vai trò quan trọng gây  bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Sử dụng 1-2 nhánh tỏi tươi mỗi ngày ở người lớn sẽ không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể ngoại trừ việc tạo ra mùi khó chịu của hơi thở và mồ hôi.

Ăn một số lượng lớn tỏi tươi, nhất là vào lúc đói có thể gây cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng, buồn nôn, ỉa chảy và rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Đắp tỏi tươi có thể gây cảm giác rát bỏng, viêm da và nổi bọng nước tại chỗ. Ngoài ra, việc dùng viên tỏi khô kéo dài có thể gây giảm đường huyết trong một số trường hợp.

Nên ăn tỏi sống hay chín?

ỏi tươi giã nát sản sinh ra nhiều hydrogen sulfide, một loại khí thường gặp ở trứng thối. Mặc dù khí này nếu nhiều quá thì sẽ trở thành chất độc, nhưng với 1 lượng nhỏ thì sẽ hoạt động như một hợp chất trong nội tế bào và có khả năng bảo vệ tim.

Do khí hydrogen sulfide là một loại khí ga chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn nên nó sẽ nhanh chóng biến mất khi bị khô, chế biến, nấu chín…

Tỏi khô hay tỏi đã chế biến vẫn giữ lại các chất chống ôxy hóa, tuy có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do nhưng không thể phát huy công dụng tối đa như tỏi tươi.

Trong nghiên cứu được đăng tải ngày 12/8 trên tạp chí Agricultural & Food Chemistry, các nhà khoa học đã lấy tỏi tươi giã và tỏi khô cho các con chuột mắc bệnh tim ăn. Kết quả cho thấy, cả tỏi tươi và tỏi khô đều giúp giảm tình trạng thiếu ôxy nhưng tỏi tươi có hiệu quả tốt hơn đối với sự dịch chuyển của dòng máu trong động mạch chủ, và làm tăng áp lực tâm thất trái.

Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi

  • Không ăn cả tép tỏi nguyên
  • Không nuốt cả tép tỏi
  • Không ăn tỏi khi đói
  • Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
  • Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
  • Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút
  • Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi
  • Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.
  • Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.

tu khoa

  • ăn tỏi như thế nào là tốt nhất
  • ăn tỏi nhiều có bị hôi nách không
  • ăn tỏi ngâm dấm có tốt không
  • ăn tỏi ngâm dấm có tốt không
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close