Nuôi con

Tại sao trẻ bị hăm tã và cách điều trị làm sao?

CÁCH ĐIỀU TRỊ HĂM TÃ DỨT ĐIỂM CHO TRẺ

Hỏi:
Con gái em được 3 tháng 10 ngày bị hăm vùng tã lót. Trước đây bé dùng ỉm bobby của mamypoko em thấy hăm nên giờ chuyển sang pamper. Em có dùng nước chè rửa ngày 3 lần và thuốc bepanthen mà cũng đỡ ở những vết cũ nhưng lại có thêm vết với. Nó cứ rộp như mụn lên rồi tróc da đi sau đó có màu trắng hơn da bình thường. Nếu quá thời gian chưa thay bỉm cho bé thì bị đỏ hết lên. Tình trạng này kéo dài 1 thang nay. Em muốn hỏi bác sĩ làm thê nào chữa khỏi dứt điểm cho bé khỏi hăm ạ. Em cảm ơn (thanh_huyen…@gmail.com – Trịnh Ngọc Thanh Huyền)
Đáp:
Chào mẹ Thanh Huyền!
Việc sử dụng tã giấy hoặc vệ sinh không đúng cách là những nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ. Dưới đây là những cách cơ bản để mẹ có thể tự điều trị dứt điểm tình trạng hăm tã cho trẻ tại nhà:
hăm tả, trẻ nhỏ
Những nguyên nhân gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ
– Hãy giữ cho em bé luôn sạch sẽ, khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Điều này có nghĩa là cha mẹ nên chú ý kiểm tra tã của trẻ để thay ngay cả là ban đêm
– Hãy vệ sinh, rửa sạch kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Cha mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn bông mềm để lau khô cho trẻ. Tuyệt đối không chà xát để tránh gây tổn thương cho vùng da của trẻ
– Sử dụng thuốc mỡ ngoài da để tạo thành 1 lớp màng bảo vệ cho da trẻ sau mỗi lần thay tã. Bằng cách này mẹ có thể giúp trẻ bảo vệ da bé kích ứng từ phân và nước tiểu
– Khi quấn tã cho bé, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng lẻo, sử dụng tã có lỗ thoáng khi sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã lưu thông tốt hơn. Nếu bé mặc tã vải, không nên sử dụng thêm quần nilon hoặc miếng lót nilon gây bí hơi cho trẻ
– Khi thời tiết ấm áp, bạn cót hể để bé chơi trong phòng thoáng mát và cùng với việc vệ sinh sạch sẽ, tạm thời không đóng tã và ngừng bôi thuốc mỡ càng lâu càng tốt vì khi tiếp xúc với không khí thoáng mát và sạch sẽ, tốc độ chữa hăm của bé sẽ nhanh hơn
– Mẹ hãy xem xét đến việc cho trẻ ngủ mà không cần dùng tã, chỉ cần lót bên dưới mông trẻ 1 tấm vải chống thấm, bảo vệ cho đệm là được. Như vậy ở bên dưới mông trẻ sẽ luôn được thông thoáng và việc hăm tã sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi
Nếu trẻ bị sốt và nổi phát ban không biến mất sau vài ngày điều trị tại nhà thì nên nhờ tới sự giúp đỡ của bác sỹ, bạn nhé!
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close