Bệnh lý

Sưng hạch bạch huyết là như thế nào?

Sưng hạch bạch huyết ở cổ, gáy, tay do nhiễm trùng, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng là hiện tượng rất thường gặp và không có gì phải lo lắng. Trường hợp sưng kèm sốt, sụt cân, sức khỏe suy giảm nhiều hoặc bệnh nhân ung thư bị sưng hạch bạch huyết nặng cần đi bác sĩ kịp thời.

Hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết (hạch lympho) là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp cơ thể chiến đấu chống lại nhiễm trùng.

Chúng là những cấu trúc nhỏ, mềm, hình tròn hoặc hình bầu dục nằm ở khắp nơi trong cơ thể và được nối kết với nhau theo dạng chuỗi (các chuỗi bạch huyết) bởi cách kênh thông nối tương tự như các mạch máu. Mỗi hạch bạch huyết được bao bọc bởi một vỏ bao có thành phần cấu tạo là các mô liên kết. Bên trong vỏ bao, các hạch bạch huyết chứa một số loại tế bào miễn dịch. Những tế bào này chủ yếu là các tế bào lympho (tế bào bạch huyết), chúng sản xuất ra các protein có khả năng bắt giữ và chống lại virus cùng với các vi sinh vật khác, và các đại thực bào có khả năng tiêu diệt và loại bỏ những thành phần bị các tế bào lympho bắt giữ.

Hạch bạch huyết nằm ở đâu?

  • Các hạch bạch huyết nằm khắp nơi trên cơ thể. Một số nằm sát ngay bên dưới da, một số khác nằm sâu bên trong cơ thể. Hầu hết các hạch bạch huyết dưới da thường không nhìn thấy được hoặc không sờ thấy được trừ phi chúng bị sưng và phì đại do một số nguyên nhân.

hach-bach-huyet-nam-o-dau

  • Các hạch bạch huyết liên kết với nhau bởi các mạch bạch huyết giới hạn lỏng lẻo. Các hạch bạch huyết thường tập hợp lại thành một nhóm ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể, là những nơi chúng chịu trách nhiệm lọc máu và thực hiện chức năng miễn dịch của mình. Các dịch của các mạch bạch huyết cuối cùng sẽ đổ về hệ thống tĩnh mạch của cơ thể.

Vì sao hạch bạch huyết bị sưng?

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là nguyên nhân gây nổi hạch thường gặp nhất. Những tác nhân nhiễm trùng gây nổi hạch bao gồm: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, và nấm.

Virus

  • Nhiễm trùng tăng bạch cầu đơn nhân
  • Thủy đậu
  • Sởi
  • HIV
  • Herpes
  • Cúm
  • Adenovius
  • và nhiều loại virus khác

Vi khuẩn

  • Streptococcus
  • Staphylococcus
  • Bệnh mèo cào
  • Giang mai
  • Lao
  • Chlamydia
  • Những bệnh lây truyền qua đường tình dục

Ký sinh trùng

  • Toxoplasmosis
  • Leishmaniasis

Nấm

  • Coccidiomycosis
  • Histoplasmosis

Viêm

Những nguyên nhân viêm và miễn dịch gây nổi hạch bao gồm các bệnh như: viêm khớp dạng thấp và lupus cũng như tình trạng nhạy cảm đối với một số loại thuốc.

Ung thư

Có nhiều loại ung thư có thể gây nổi hạch. Đó có thể là những loại ung thư bắt nguồn từ hạch hoặc từ các tế bào máu, chẳng hạn như ung thư máu hoặc bệnh bạch cầu (lymphoma). Chúng cũng có thể là các loại ung thư lây lan từ những bộ phận khác của cơ thể (di căn). Chẳng hạn như ung thư vú có thể lan sang các hạch bạch huyết gần nhất ở nách (bên dưới cánh tay), hoặc ung thư phổi có thể lan sang các hạch bạch huyết xung quanh xương đòn.

Sưng hạch bạch huyết là như thế nào?

  • Các triệu chứng của tình trạng nổi hạch bạch huyết rất khác nhau. Có người có thể hoàn toàn không có triệu chứng nào và chỉ được các bác sĩ phát hiện ra mình bị nổi hạch khi đi khám sức khỏe định kỳ.

sung-hach-bach-huyet

  • Đôi khi các hạch bạch huyết có thể căng, đau, và bị biến dạng. Quan trọng hơn, những triệu chứng khác liên quan đến những bệnh nền gây nổi hạch có thể đi kèm với tình trạng nổi hạch và có thể có ý nghĩa về mặt lâm sàng hơn là tình trạng nổi hạch đơn độc. Chẳng hạn như những triệu chứng như sốt, chảy mồ hôi đêm, sụt cân, hoặc những dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng khu trú (đau răng, viêm họng) có thể cung cấp những đầu mối quan trọng để xác định chính xác nguyên nhân gây nổi hạch.

Những hạch nào thường hay bị nổi?

  • Có nhiều hạch ở những vùng khác nhau của cơ thể bị sưng lên do nhiều lý do khác nhau. Có nhiều người thường bị nổi hạch ở cổ, phía sau tai, dưới hàm, phía trên xương đòn, nách, hoặc xung quanh bẹn.
  • Thường gặp nhất là những hạch ở hai bên cổ hoặc phía dưới hàm. Chúng có thể là một biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng xung quanh khu vực đó, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc áp xe răng, nhiễm trùng họng, nhiễm siêu vi, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Hầu hết các nguyên nhân gây nổi hạch đều lành tính; tuy nhiên đôi lúc tình trạng nổi hạch có thể là dấu hiệu của một loại ung thư nào đó ở vùng đầu và cổ.
  • Cách hạch bạch huyết nổi ở phía sau tai có thể là do nhiễm trùng xung quanh sọ hoặc ở kết mạc mắt.
  • Các hạch bạch huyết ở nách có tính chất quan trọng về mặt giải phẫu học với ung thư vú. Chúng thường được kiểm tra ở những bệnh nhân được khám vì nghi ngờ ung thư vú. Chúng cũng đóng một vai trò quan trong trong việc phân độ (xác định mức độ lan tràn) và tiên lượng (tiên đoán kết quả) ung thư vú trong khi cắt bỏ mô ung thư ra khỏi vú. Những hạch bạch huyết này cũng có thể trở nên phản ứng và phì đại do chấn thương hoặc do nhiễm trùng ở cánh tay ở cùng bên.
  • Nổi hạch ở trên xương đòn (hạch thượng đòn) luôn được xem là bất thường. Chúng thường là dấu hiệu của ung thư hoặc nhiễm trùng ở những khu vực kế cận, chẳng hạn như nhiễm trùng phổi, ung thư phổi, lymphoma ở ngực, hoặc ung thư vú. Đôi khi vị trí ung thư còn có thể ở xa hơn, chẳng hạn như ung thư sinh dục, hoặc ung thư đại tràng. Một số nguyên nhân lành tính gây nổi hạch thượng đòn bao gồm lao và sarcoidosis.

Như đã nói ở trên, nổi hạch ở bẹn có thể là bình thường ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, chúng có thể là kết quả của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư sinh dục, hoặc nhiễm trùng ở chi dưới (chân) ở cùng bên.

Điều trị sưng hạch bạch huyết như thế nào?

  • Không có cách điều trị đặc hiệu cho tình trạng nổi hạch. Thông thường nếu giải quyết được nguyên nhân gây nổi hạch thì hạch sẽ tự động trở lại kích thước bình thường.
  • Chẳng hạn như điều trị tình trạng nhiễm trùng gây nổi hạch có thể làm cho hạch bạch huyết bị phù nề nhỏ lại. Nếu tình trạng nổi hạch là do ung thư hạch (lymphoma) thì hạch sẽ thu nhỏ lại sau khi bệnh lymphoma được điều trị.

Khi nào cần đi khám bệnh?

  • Nếu tình trạng nổi hạch đi kèm với sốt, vã mồ hôi đêm, hoặc sụt cân, và bệnh nhân không có những dấu hiệu nhiễm trùng có thể quan sát thấy được thì bệnh nhân nên được đưa đến phòng mạch của bác sĩ để khám.
    Ngoài ra, những bệnh nhân bị nhiễm trùng và được điều trị thích đáng rồi nhưng vẫn còn nổi hạch cũng nên đi đến gặp bác sĩ.
  • Nếu một bệnh nhân đang bị ung thư, hoặc đã được điều trị một loại ung thư nào đó trong quá khứ và phát hiện ra mình bị nổi hạch ở khu vực ung thư thì người bệnh nhân đó cũng nên đến gặp để báo với bác sĩ.

Sưng hạch bạch huyết là phản ứng thước thấy khi mắc cách bệnh trên trong đó có HIV. Do đó nếu bạn có biểu hiện sưng hạch bạch huyết thì cũng đừng quá lo lắng, vì đó chỉ là phản ứng phản vệ bình thường của cơ thể thôi nhé!

tu khoa

  • hach bach huyet binh thuong co so thay khong
  • hạch bạch huyết ở đâu trên cơ thể
  • vị trí hạch bạch huyết ở cổ
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close