40 tuần thai

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 25 Tuần Tuổi

Nếu đây là lần đầu mang thai, mỗi khi có dấu hiệu nào mới, mẹ lại vô cùng lo lắng và tìm hiểu hướng dẫn từ các nguồn thông tin để kiểm tra có gì đáng lo hay không. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về những điều sẽ diễn ra trong tuần 25 của thai kỳ.

Những thay đổi của thai nhi 25 tuần tuổi

  • Tuần thai thứ 25, bé sẽ duỗi ra nhiều hơn, ít co người lại. Lúc này, bé dài khoảng 35cm từ đầu đến chân. Bé con đã bớt gầy gò, nặng khoảng 750 – 900gr với sự hình thành các lớp mỡ quan trọng dưới da và quanh các cơ quan bên trong cơ thể.
  • Bé vẫn tiếp tục hít thở để chuẩn bị cho việc hít thở không khí bên ngoài khi chào đời.
  • Xương đầu ngày càng hoàn thiện. Xương hai bên đã phát triển và kết nối với nhau trong khi xương giữa đầu mờ dần.
  • Giờ đây, bé có thể nghe rõ tiếng bố mẹ nói chuyện với nhau cũng như các âm thanh bên ngoài nhờ dây thần kinh trong tai ngày càng hoàn thiện và nhạy cảm hơn.
  • Tuần này, mắt bé có nhiều thay đổi lớn. Võng mạc của bé đã hoàn thiện hơn, giúp bé nhìn được rõ ràng.
  • Kể từ tuần này, bé đã có thú vui đầu tiên trong đời, chính là ngậm ngón tay cái và bé có thể thực hiện bất cứ khi nào bé muốn.
  • Nếu thai nhi là bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển về vị trí cuối cùng trong bìu dưới dương vật.

 

Những thay đổi của mẹ – khi thai nhi 25 tuần tuổi

  • Tuần này, mẹ đã tăng cân đáng kể, cơ thể ngày càng nặng nề hơn. Trung bình, mẹ bầu sẽ tăng từ 10 – 12kg sau 40 tuần mang thai.
  • Tiền sản giật: Đây là vấn đề cần quan tâm, nó chỉ xảy ra khi người phụ nữ mang thai. Tiền sản giật có thể gây nguy hiểm (thậm chí tử vong) cho mẹ và con, nên phải được bác sỹ sản khoa theo dõi. Triệu chứng tiền sản giật là rối loạn từ nhẹ đến nặng, có thể xuất hiện từ từ  hoặc tấn công bất ngờ sau tuần thai thứ 20.  Mẹ nên lưu ý những dấu hiệu như:
Thai nhi 25 tuần tuổi
Tuần 25, cơ thể mẹ sẽ nặng nề hơnThai nhi 25 tuần tuổi
  • Biểu hiện đặc trưng là huyết áp tăng cao và nồng độ protein trong nước tiểu cao (thấy nước tiểu đục nên làm xét nghiệm nước tiểu).
  • Thị lực thay đổi như nhìn mờ, nhìn một hóa hai, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mất thị lực tạm thời
  • Đau đầu nặng hoặc kéo dài, có thể buồn nôn ói mữa
  • Sưng mặt, sưng quanh mắt, bàn chân, bàn tay và mắt cá chân cũng sưng đột ngột
  • Tăng căn nhanh chóng hơn 2kg/ tuần
  • Thường có đau vùng bụng trên, nhiều ở dưới bờ sườn bên phải
  • Huyết áp có thể tăng nhẹ.
  • Mẹ sẽ thấy khó chịu ở các cơ và dây chằng vì dạ con phải giãn ra mỗi ngày để chứa bé. Lưng, xương chậu, toàn bụng và cả chân đều ê ẩm vì những tác động của hormone thai kỳ lên các mô liên kết trong cơ thể.
  • Cảm thấy khó thở hoặc hơi thở gấp gáp mỗi khi nói chuyện điện thoại hay đi quá nhanh vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi hít vào do khung xương phải nở ra.
  • Mẹ có cảm giác ngứa bụng, như có kiến bò. Đó có thể là do những sợi collagen lớp giữa của da đang duỗi ra. Để giảm cảm giác này, mẹ có thể thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm. Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Không sử dụng các loại xà bông tắm làm khô da. Lưu ý dùng khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên. Tránh làm da bị nóng.
  • Có thể mẹ sẽ bị mất ngủ dù thấy rất mệt.
  • Hội chứng ống cổ tay cũng có thể xảy ra trong tuần này. Cườm tay mẹ sưng phồng do nghẽn dịch, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Nên đến bác sỹ khám kiểm tra để có hướng dẫn phù hợp.. Ngoài ra, khi ngủ, mẹ hãy đặt tay bị đau lên một chiếc gối, giúp lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.
  • Phần lưng dưới của mẹ hơi đau nhức, do tử cung ngày càng lớn, làm thay đổi trọng tâm cơ thể, kéo giãn và làm suy yếu cơ bụng và có thể chèn ép lên dây thần kinh, bên cạnh đó nội tiết tố thay đổi làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng. Trọng lượng tăng thêm cũng khiến các cơ bắp làm việc nhiều hơn, tăng áp lực lên các khớp xương, khiến tình trạng đau nhức còn tệ hơn vào cuối ngày.

Lời khuyên cho mẹ – khi thai nhi 25 tuần tuổi

  • Lưu ý khi có những dấu hiệu của triệu chứng tiền sản giật nên theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa sản.
  • Nếu có đau đầu nặng, mờ mắt hoặc đau bụng thì ngay lập tức gặp bác sỹ hay đến Cơ sở y tế (có P.cấp cứu), không nên tự ý dùng thuốc.
  • Nếu có nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm nha chu (viêm nướu răng) nên đi khám và điều trị dứt điểm.
  • Thực hiện các biện pháp chống mất ngủ như:
  • Cố gắng không ngủ buồn chiều
  • Đi ngủ sớm và cố gắng duy trì thời gian ngủ điều độ
  • Tránh dùng máy tính trước khi ngủ
  • Thay ga giường sạch sẽ, thơm tho với một chồng gối êm êm.
  • Mẹ nhớ chú ý tư thế, tránh thõng người xuống, mẹ phải cho phổi đủ không gian để cung cấp oxy cho cả mẹ và bé.
  • Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài, nên nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ vùng bụng.
  • Thử ngâm chân trong một chậu đầy nước ấm với vài giọt dầu thơm, vừa thư giãn vừa giảm đau nhức bàn chân.
  • Chuẩn bị tiêm uốn ván mũi 2 trong tuần sau
  • Bổ sung các thực phẩm chứa omega 3 (trứng gà, thịt gà, quả bơ…). Tích cực uống sữa, bổ sung canxi mỗi ngày. Hãy luôn nhớ con số 1000mg – mức canxi cần thiết cho giai đoạn này mẹ nhé. Tốt nhất, hãy chọn các sản phẩm sữa chứa đủ 4 dưỡng chất cần thiết cho thai nhi  gồm acid folic, DHA, sắt và canxi như Dielac Mama hay Opitmum Mama mẹ nhen.

Ba tháng nữa thôi là mẹ được gặp bé yêu rồi. Mẹ và bố sẽ có rất nhiều việc từ lớn đến nhỏ để thảo luận từ bây giờ. Đừng quá căng thẳng mẹ nhen. Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Quan trọng nhất là mẹ duy trì được chế độ ăn uống ngủ nghỉ điều độ, tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần luôn thoải mái. Đừng quên dành một ít thời gian trong ngày để massage bụng, hông, đùi và trò chuyện với bé, mẹ nha.

BS. Nguyễn Thu Vân

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close