Bệnh lý

Tróc da đầu ngón tay phải làm sao?

Tróc da đầu ngón tay có thể do một số bệnh da liễu gây ra như: eczema, vẩy nến hoặc do tiếp xúc nhiều với hóa chất. Để điều trị bạn cần bôi kem dưỡng ẩm, uống nhiều nước hoặc đi khám da liễu.

Nguyên nhân gây tróc da đầu ngón tay

Hiện tượng bong da đầu ngón tay là một vấn đề về da rất phổ biến và cũng có thể dễ dàng chữa khỏi. Một số loại bệnh nhiễm trùng trên các đầu ngón tay cũng sẽ dẫn đến hiện tượng bong tróc này. Những nguyên nhân gây bong da đầu ngón tay chủ yếu được xác định là:

  • Do bệnh Eczema là một căn bệnh về da.
  • Tiếp xúc với nhiệt độ cao của mặt trời khiến da bị cháy nắng.
  • Bệnh vẩy nến.
  • Nhiệt độ thấp làm da khô, bong tróc.
  • Sử dụng các hóa chất mạnh hoặc các chất tẩy rửa.
  • Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng có chất tẩy rửa cao.
  • Một số bệnh dị ứng và bệnh tiểu đường cũng có thể là thủ phạm.

troc-da-da-dau-ngon-tay-phai-lam-sao

Tróc da đầu ngón tay phải làm sao?

Tróc da đầu ngón tay có các biểu hiện gì?

Bong tróc da ở các đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân có nhiều nguyên nhân và thường có các biểu hiện như sau:

  • Da khô, bị bong trợt da.
  • Lâu dần mất hết vân tay.
  • Khi nặng hơn, đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da.
  • Thường rất ngứa, nhất là về đêm, làm cho người bệnh bị mất ngủ, gãi nhiều có thể làm cho da bị trầy xước, nhiễm trùng.
  • Biểu hiện với các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Vị trí phân phối của tổn thương da phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân và mức độ bệnh.
  • Ở trẻ nhỏ, bệnh thường có xu hướng cấp tính và tổn thương thường xuất hiện ở mặt, da đầu, mặt và các chi. Ở trẻ lớn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi, viêm da cơ địa ở người lớn thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

Những cách khắc phục tróc da đầu ngón tay

Hiện tượng tróc da đầu ngón tay xảy ra ở nhiều người. Nó có thể tồn tại trong một thời gian ngắn sau đó lớp da mới sẽ được hình thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lại trở thành vấn đề dai dẳng.

Những bài thuốc lấy nguyên liệu từ chính ngôi nhà của bạn rất đáng được bạn quan tâm nếu chẳng may rơi vào tình trạng này.

  • Sử dụng nước ấm. Nước ấm có tính chất nhất định trong việc điều trị lột da. Bạn nên ngâm tay trong nước ấm có thêm các chất dưỡng ẩm như mật ong hoặc dầu ô liu.
  • Thêm bước sử dụng kem dưỡng ẩm trong các thói quen hằng ngày để điều trị vấn đề bong da đầu ngón tay từ nguyên nhân da khô và bong tróc. Kem dưỡng ẩm làm bằng các sản phẩm tự nhiên và vaseline là hiệu quả nhất.
  • Lau khô tay nhẹ nhàng. Nên thấm khô nhẹ nhàng sau mỗi lần rửa tay để lưu giữ độ ẩm. Sử dụng khăn vải mềm hoặc khăn giấy để lau tay.
  • Dưa chuột được xem là loại quả có chất kháng viêm và chữa bệnh. Dưa chuột giúp việc loại bỏ các tế bào chết và khôi phục độ ẩm của làn da.
  • Olive Oilis rất có lợi cho da, khi nó được thêm vào nước rửa tay và cả khi sử dụng xoa trực tiếp.
  • Uống nhiều nước là cách tốt nhất để đối phó với hiện tượng ngón tay bị bong tróc. Bong da có thể xuất phát từ nguyên nhân cung cấp ít nước cơ thể. Thêm nước vào thói quen hằng sẽ duy trì độ ẩm và giúp việc thải độc ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
  • Các loại nước ép trái cây. Để duy trì một làn da khỏe mạnh, bạn nên uống nhiều nước trái cây, nước dừa thay vì đồ uống có cồn, nước ngọt, thức uống chứa caffeine…
  • Nước ép bạc hà, sữa, mật ong và chuối được tìm thấy để mang đến điều kỳ diệu cho làn da bong tróc. Chúng cũng rất hữu ích trong trường hợp da bị bong do bệnh eczema và các rối loạn về da khác.
  • Máu lưu thông tốt sẽ có tác động gián tiếp cho một làn da khỏe mạnh. Điều này có thể được thực hiện bằng cách duy trì thường xuyên việc tập luyện.
  • Tránh xa stress – Xua tan đi tất cả các vấn đề khiến gia tăng sự căng thẳng. Bạn nên cân bằng công việc, nghỉ ngơi và thư giãn.
  • Kỹ thuật của yoga được cho là có lợi cho sự tuần hoàn máu và giữ gìn sức khỏe tốt nhất.

Bị tróc da đầu ngón tay ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

Khi điều trị tróc da đầu ngón tay, ngoài việc lựa chọn cho mình loại thuốc trị bệnh hiệu quả thì chế độ ăn uống và sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống sinh hoạt trong khi điều trị như sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát… phải đeo găng tay khi tiếp xúc với các hóa chất đó. Nếu được bạn nên lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên để tắm sạch da.
  • Thận trọng với thời tiết: khi thời tiết thay đổi, những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với môi trường, cần phải chú ý trang bị đầy đủ như: đeo kính, khẩu trang, găng tay…
  • Hạn chế gãi, chà xát mạnh vùng da bị bệnh, tránh gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng.
  • Mùa đông nên đi tất đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là dùng các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải…
  • Thận trọng với những loại đồ ăn có nhiều protein và có mùi tanh: Tôm, cua, cá, lạp xưởng…
  • Uống nhiều nước.
  • Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao để bài tiết mồ hôi

Từ khóa:

  • đầu ngón tay bị tróc da
  • thuốc trị lột da tay
  • nấm đầu ngón tay
  • đầu ngón tay bị nứt
  • cách chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay
  • tróc da quanh móng tay
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close