40 tuần thai

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 36 Tuần Tuổi

Các mẹ biết gì chưa, rằng mặc dù còn cách ngày dự sinh khoảng 3 tuần nhưng một khi đã đến tuần thai kỳ thứ 36 này, bé đã được coi là đủ tháng và có thể tự tin bước vào đời được rồi đó mẹ. Nhưng đó chưa phải là tất cả bí mật của bé trong tuần này đâu. Bí quyết về khuôn mặt cưng ơi là cưng ai nhìn cũng muốn nựng của bé bắt đầu từ tuần thai này đó. Mẹ có muốn biết không?

Những thay đổi của thai nhi 36 tuần tuổi

  • Bé lúc này có thể đạt trọng lượng từ 2,8 – 3 kg rồi đó, cân nặng của bé sẽ tăng thêm nhưng việc phát triển chiều dài thì bắt đầu chậm lại.
  • Thời điểm này bé đang cực kỳ chăm chỉ nhé, vì bé tích lũy chất béo để đạt đến khoảng 15% tổng trọng lượng để làm năng lượng dự trữ và giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Những ngấn tay đáng yêu và khuôn mặt bầu bĩnh của trẻ có được là nhờ quá trình này đó mẹ.
  • Vì phải để dành năng lượng cho giây phút quan trọng và khoang bụng giờ trở nên chật chội do bé lớn thêm nên bé có thể ít cử động hơn một chút và dành thêm thời gian cho việc ngủ. Tuy nhiên, cũng có một số bé vẫn hoạt bát, tích cực hoạt động. Điều đó không sao cả, song nếu như mẹ có linh cảm sự hoạt động của bé ít đến bất thường thì nên đi kiểm tra với bác sĩ ngay.

Những thay đổi của mẹ – khi thai nhi 36 tuần tuổi

  • Thật lạ là trong lúc này mẹ lại có chút cảm giác là bụng có vẻ nhẹ hơn một chút trong khi kích thước thì có vẻ to ra thấy rõ, đến mức phần bụng che lấp khiến mẹ thậm chí không thể nhìn được chân mình. Nguyên nhân của cảm giác này là do hiện tượng tụt bụng, bé cưng di chuyển xuống thấp hơn, hướng về phía xương chậu. Đối với mẹ mang thai lần đầu, tụt bụng có thể xảy ra trước khi chuyển dạ khoảng từ 2-4 tuần.
  • Do sự gia tăng của hormone Oxytocin nên tuyến sữa của mẹ đang mở rộng và càng lúc càng nhiều sữa non hơn, hai bầu ngực trở nên nặng nề và khó chịu, bầu ngực còn có chút sần. Mẹ cần tập làm quen với điều này và cảm thấy biết ơn vì sữa mẹ là thức ăn yêu thích của bé mà.
  • Bàn chân và mắt cá chân của mẹ có hiện tượng sưng phù gây khó chịu.
  • Mẹ có thể thấy nút màng nhầy cổ tử cung biến mất song đó chưa hẳn là dấu hiệu sắp chuyển dạ đâu mẹ nhé.
  • Rồi thì các cơn co chuyển dạ giả (Braxton Hicks) đến với tần suất ngày một nhiều và kéo dài hơn khiến mẹ có thể nhầm với dấu hiệu chuyển dạ sớm. Thường thì, khi bé chưa đủ 38 tuần mà mẹ lại gặp các cơn co dữ đôi với tần suất khoảng 4 lần/giờ thì cần phải xin ý kiến bác sĩ.
Thai nhi 36 tuần tuổi
Nằm nghiêng sang trái sẽ giúp mẹ dễ ngủ hơn

Lời khuyên cho mẹ – khi thai nhi 36 tuần tuổi

  • Vào tuần thai thứ 36, mẹ có thể tăng cân hơn lúc bắt đầu mang thai đến 25kg và bụng mẹ lớn hơn nhiều nên rất khó để tìm tư thế ngủ thoải mái. Không thể nằm sấp mà cũng không thể nằm ngửa vì nằm ngửa sẽ khiến dạ con đè ep tĩnh mạch chủ, không tốt cho hai mẹ con. Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lên và đặt lên một chiếc gối là tốt nhất.
  • Nếu mẹ thường xuyên mất ngủ, khó ngủ thì việc tập thể dục nhẹ như đi dạo bộ sẽ là biện pháp đơn giản mà hữu hiệu không ngờ.
  • Sẽ là bình thường nếu trong dịch nhầy ở âm đạo có lẫn ít máu. Thậm chí đây còn là dấu hiệu đáng mừng, báo rằng có thể mẹ sẽ chuyển dạ trong vài ngày tới. Nhưng nếu dịch nhầy đi kèm đốm máu to hoặc có máu chảy thì mẹ đừng ngần ngại gọi ngay cho bác sĩ.
  • Mẹ có thể giết thời gian bằng cách lên danh sách những người thân và công việc có thể làm để hỗ trợ mình trong lúc sinh, cũng như tìm hiểu thêm về cách giữ an toàn cho bé sơ sinh.
  • Đừng quên uống các sản phẩm sữa như Optimum Mama để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé cưng mẹ nhen. Hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao trong Dielac Optimum Mama giúp cho quá trình hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé. Acid Folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phospho, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, Optimum Mama còn chứa chất xơ hòa tan FOS và hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất, đồng thời giúp nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón hay gặp trong thai kỳ.

Giai đoạn mang thai 9 tháng sẽ sớm kết thúc, vào lúc này mẹ có thể sẽ có một số suy nghĩ tiêu cực và lo lắng thái quá, đặc biệt là đối với mẹ mang thai lần đầu. Nên mở lòng và chia sẻ nhiều hơn về tâm trạng của mình với người thân và bác sĩ, duy trì cách suy nghĩ lạc quan, vì chắc chắn rằng bản năng làm mẹ thiêng liêng và sự chuẩn bị đầy đủ của mẹ sẽ giúp bé có một khởi đầu thuận lợi nhất. Chúc mẹ và bé con xinh xắn có một trải nghiệm dễ chịu hết mức có thể trong tuần thai kỳ thứ 36 này.

PGS.TS.BSCC.Trần Đình Toán

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

One Comment

  1. Hôm trước tôi đi khám thai thì bác sĩ nói thai nhi đã được hơn 36 tuần.
    Theo như tôi tìm hiểu trên báo thì ở tuần 36 thai nhi đã bắt đầu di chuyển xuống vùng xương chậu nên mẹ sẽ thấy dễ thở hơn do không bị chèn vào phổi nữa.
    Bản thân tôi cũng thấy thai nhi đã dần di chuyển xuống dưới do thấy có sự cử động liên tục ở vùng bụng dưới nhưng gần đây ngực tôi càng trở lên nặng nề và chảy sệ xuống đè vào thành bụng khiến tôi thấy khó thở. Nhất là khi ăn no lại càng trở lên khó chịu.
    Các bạn có thể tư vấn giúp trường hợp của tôi không?
    Note: Từ lúc 30 tuần tôi đã có hiện tượng thai nhi cày xuống bụng dưới khi tôi di chuyển nhiều hoặc đi đường sóc bằng xe máy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close