Bệnh lýNuôi con

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao?

Rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trên những vùng da như: ngực, lưng, trán, cổ v.v… bé cần được tắm nước mát, thoa phấn rôm và mặc quần áo rộng rãi.

Rôm sảy là gì và có nguy hiểm không?

  • Rôm sảy (có tên khoa học là prickly heat hay miliaria) là hiện tượng khi da xuất hiện những nốt đỏ, mảng đỏ theo vùng trên người bé. Điều kiện phát triển của bệnh là các ống dẫn mồ hôi bị bít tắc làm mồ hôi bị ứ đọng ở lớp dưới da, chủ yếu trong lỗ chân lông khiến cho trẻ bị rôm sảy.
  • Trẻ sơ sinh bị rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè, và tập trung vào những vùng da tiết ra nhiều mô hôi như ngực, lưng, trán, cổ v.v… và cũng có thể xuất hiện thêm ở kẽ nách, háng.
  • Tùy độ nặng nhẹ mà bệnh có những dấu hiệu khác nhau như xuất hiện các mụn nước dưới da, mẩn đỏ theo mảng, có thể gây ngứa râm ran, hoặc rát.
  • Trẻ sơ sinh bị rôm sảy nếu chăm sóc kỹ lưỡng và hợp lý sẽ hết trong 7 – 10 ngày. Trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc điều trị không đúng cách có thể xảy ra một số biến chứng sau:
    • Nhiễm trùng: rôm sảy thường xảy ra khi da bị tổn thương, vi trùng phát triển có thể dẫn đến bội nhiễm vi trùng, gây ra mụn mủ.
    • Sốc nhiệt (hay còn gọi là sốc do nóng): Rôm sảy xảy ra bít tắc lỗ chân lông, làm cho mồ hôi không đổ ra, cơ thể không thể “hô hấp” qua da để cân bằng nhiệt độ, do đó gây ra các dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, tim đập nhanh và có thể gây ra đột quỵ.

tre-so-sinh-bi-rom-say-phai-lam-sao

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao?

Nguyên nhân gây ra rôm sảy ở trẻ sơ sinh?

  • Rôm sảy là phản ứng viêm của da khi bị kích thích khi bị bít lỗ chân lông. Trong những ngày nóng bức, mồ hôi trẻ thường tiết ra nhiều, nhất là những trẻ hiếu động.
  • Mồ hôi tiết ra không được thoát hết, cộng với bụi bẩn sẽ làm ứ đọng lại tại các ống bài tiết ở trên da làm xuất hiện các nốt viêm.
  • Rôm sảy thường xuất hiện khi thời tiết và các yếu tố bên ngoài gây oi bức:
    • Thời tiết: Nắng nóng, độ ẩm cao cũng làm cho da khó bài tiết, tuyến mồ hôi làm việc quá sức.
    • Trẻ hiếu động: Mùa hè, trời nóng, bé hoạt động nhiều càng làm tăng lượng mô hôi tiết ra và ứ đọng.
    • Lồng ấp: Một số trẻ bị bệnh cũng phải được chăm sóc trong lồng ấp nên sự nóng bức và độ ẩm cao của môi trường trong lồng cũng gây ra rôm sảy cho bé.
    • Quần áo: Quần áo của bé không co giãn, không thoáng mát, chật kín gây bí bách, mồ hôi khó thoát ra ngoài làm bít tắc tuyến mồ hôi.

Cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả

Vệ sinh cho bé

  • Làm mát và làm sạch cơ thể bé bằng cách tắm nước mát.
  • Tắm bằng nước sạch hoặc sữa tắm có độ pH trung bình (pH từ 4,5 đến 6,5 là phù hợp).
  • Lau khô cho bé sau khi tắm bằng khăn tắm sạch, mềm mịn, thấm nước.

Thay quần áo cho bé

  • Chuẩn bị cho bé những bộ quần áo rộng, thoáng mát, vải cotton 100% thấm thoát mồ hôi.
  • Tránh lựa chọn vải len hay chất liệu tổng hợp gây bí và kích ứng da.

Không được gãi, hay chà xát vào da

  • Vùng da bị rôm sảy rất nhạy cảm, đặc biệt khi bị rôm nặng có thể xuất hiện những nốt nước, gãi, cào sẽ làm da bị trầy xước, gây nhiễm trùng da.
  • Chủ động cắt ngắn và dũa móng tay, móng chân cho bé.

Đưa trẻ bị rôm sảy đến bệnh viện

  • Khi tình trạng rôm sảy kéo dài hơn 1 tuần và có dấu hiện lan rộng. Hoặc nếu trẻ bị tái phát nhiều lần hay khi bé có dấu hiệu nhiễm trùng da, sốt thì nên đưa trẻ đi gặp bác sỹ để có chẩn đoán và cách điều trị phù hợp nhất.
  • Có thể tắm cho trẻ bằng các loại cây, quả như mướp đắng, chanh, lá tía tô, kinh giới, v.v… vì những loại lá, quả này có tính mát. Hơn nữa, những loại lá, quả này cũng cung cấp lượng kháng sinh tự nhiên cho trẻ, giúp da của trẻ chống lại các bụi bẩn hay vi khuẩn xâm hại.
    • Các mẹ nhớ làm sạch những lá, quả này trước khi sử dụng nhé, tránh việc làm sạch được da bé thì các vi khuẩn của những loại lá này lại bám lên người bé.
    • Có rất nhiều vi khuẩn trên lá rất cứng đầu dù đun sôi cũng không chết được nên tốt nhất các mẹ nên ngâm nước muối hoặc thuốc tím trước khi tắm. Có thể nghiền hoặc đun làm nước tắm tùy từng bài thuốc.
    • Các mẹ cũng nên chú ý là nên tắm bằng sữa tắm làm sạch cơ thể bé trước khi tắm nước lá. Sau khi tắm nước lá cũng nên tắm qua với nước hơi ấm để làm sạch phần bột, lông lá còn đọng lại trên da bé.
  • Tuy nhiên trong một số trường hợp tắm lá sẽ không có tác dụng. Nếu rôm sảy xuất hiện do khí huyết nóng phát ra từ trong cơ thể của bé thì cách duy nhất làm mát cơ thể bé là ăn đồ mát.

Sử dụng phấn rôm bôi cho trẻ

  • Lựa chọn phấn rôm phải đúng chất lượng. Phấn rôm có tác dụng làm dịu cơn ngứa, làm khô thoáng da của bé, giúp điều trị hiện tượng rôm sảy. Tuy nhiên các mẹ nên chọn loại phấn rôm phù hợp với da bé và ngưng sử dụng ngay nếu có dấu hiệu bất thường trên da bé.

tre-so-sinh-bi-rom-say-phai-lam-sao

  • Bên cạnh đó, cần đặc biệt cẩn thận khi sử dụng phấn rôm bởi trẻ có thể bị ho, khó thở, buồn nôn, phù phổi nếu hít phải bụi phấn rôm. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ bị rôm sảy

  • Massage làm dịu da bé bằng các loại dầu làm mềm và bổ sung dưỡng chất cho da như dầu olive, dầu dừa v.v.. Nghe thì rất hợp lý nhưng lại là một việc làm tạo điều kiện để rôm rẩy phát triển vì làm tăng độ ẩm của da, càng làm cho da bị bít tắc lỗ chân lông nếu không làm sạch cẩn thận.
  • Tắm bằng nước chanh đặc hay dùng chanh để chà xát lên da bé. Điều này gây xót, ngứa cho da bé, và cũng làm tổn thương da của bé do lượng acid cao.
  • Cũng tương tự với tắm nước lá quá đặc, lượng bột lá có thể sẽ đọng lại trên da gây nhiễm khuẩn, kích ứng, dị ứng cho trẻ. Các mẹ cũng không nên tắm với nhiều loại lá, hoặc tắm với những loại lá không rõ nguồn gốc, không rõ công dụng tránh tác dụng ngược lại.
  • Tắm nước lá cho trẻ còn phải tránh trường hợp da của bé vốn đã bị trầy xước, mưng mủ hay tổn thương nặng. Bởi khi này, da đã bị viêm rất nặng rồi và khi tắm nước lá làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, làm tình trạng nhiễm trùng da càng trở nên nặng, thậm chí có những biến chứng đến mạch máu, hệ thần kinh v.v…
  • Sử dụng chung sữa tắm của người lớn cho trẻ. Sữa tắm của người lớn lại có độ kiềm cao làm cho da bé càng thêm bị khô, tăng khả năng nhiễm trùng và vi khuẩn xâm nhập.
  • Tự ý bôi thuốc cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sỹ. Mỗi loại da có một tính chất khác nhau, việc tự ý bôi thuốc cũng có thể làm da của bé có những kích ứng với thành phần của thuốc, làm bệnh trở nên nặng hơn.

Phòng bệnh rôm sảy ở trẻ như thế nào?

  • Điều chỉnh hoạt động của bé
    • Lựa chọn sân chơi cho bé, không để bé chơi ngoài nắng. Sau 10h sáng, không những nắng oi bức mà còn chứa nhiều tia tử ngoại gây ảnh hưởng đến các tế bào da của bé.
    • Chọn phòng thông thoáng, rộng rãi. Lưu ý có thể dùng quạt hoặc điều hòa để giữ mức nhiệt độ khoảng 27 – 28oC là hợp lý nhất, nhưng không nên để không khí quá lạnh, hoặc quá khô vì không những làm khô da mà còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.
  • Bổ sung nước cho bé
    • Cho bé uống nhiều nước để cân bằng độ ẩm giữa cơ thể với môi trường.
    • Thường xuyên cho trẻ uống những loại nước làm mát như sắn dây, nước chanh, cam, rau má v.v…
  • Chủ động chống nắng cho trẻ: đội mũ rộng vành, mặc áo dài tay, chống nắng cho trẻ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, đặc biệt nếu đưa trẻ ra ngoài từ 10h sáng đến 4h chiều (16h).

Từ khóa:

  • trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao
  • bé bị rôm sảy bôi thuốc gì
  • trị rôm sảy bằng mướp đắng
  • cách trị rôm sảy hiệu quả
  • sữa tắm trị rôm sảy cho bé
  • kinh nghiệm trị rôm sảy
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close