Bệnh lýNuôi con

Trẻ bị cảm cúm phải làm sao?

Trẻ bị cảm cúm thường có các biểu hiện: sốt, ho, chảy nước mũi, bú sữa ít,… Mẹ cần vệ sinh mũi, bổ sung vitamin C, cho trẻ ngủ đủ giấc và đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ C.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường nhưng các triệu chứng của bệnh này thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi.

Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi-rút cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là:

  • Những cơn sốt bắt đầu xuất hiện, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt;
  • Người mệt mỏi, ăn không ngon, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn;
  • Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực, đau tai, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm dường như hội tụ đủ các triệu chứng này.

tre-bi-cam-cum-phai-lam-sao

Trẻ bị cảm cúm phải làm sao?

Thời gian của bệnh cảm cúm khoảng bao lâu?

  • Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường đã biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài.
  • Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.
  • Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cảm cúm là một bệnh rất nghiêm trọng bởi vì nó có thể dẫn đến viêm phổi và các biến chứng khác đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, người già và những người có vấn đề về sức khỏe trong thời gian dài.

Khả năng lây lan của cảm cúm như thế nào?

  • Bệnh cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm lây lan qua các giọt nước li ti bị nhiễm vi-rút xuất hiện sau những cơn ho hoặc hắt xì từ người bệnh vào không khí.
  • Những người bị nhiễm dễ lây lan cho người khác từ 1 ngày trước khi họ cảm thấy bệnh đã xuất hiện cho đến khi các triệu chứng kết thúc hẳn (khoảng 1 tuần cho người lớn và kéo dài hơn ở trẻ em)
  • Dịch cúm thường bùng nổ trong phạm vi nhỏ. Nhưng nếu gặp điều kiện môi trường và thời tiết thuận lợi thì nó có thể lây lan một cách nhanh chóng.

Ngăn ngừa sự lây lan cảm cúm bằng cách nào?

Không có cách nào (bao gồm tiêm chủng) đảm bảo 100% bảo vệ khỏi bệnh cúm. Nhưng những cách sau sẽ làm giảm nguy cơ lây lan thành đại dịch của bệnh này:

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho hoặc hắt hơi và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
  • Không dùng chung cốc và đồ dùng ăn uống.
  • Nghỉ làm ở nhà hay trường học khi đang bị bệnh cúm.
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt vào thùng rác.

Tiêm vắc-xin phòng ngừa cảm cúm

  • Chủng ngừa cúm hằng năm thường được khuyến khích tiêm chổ tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Lịch tiêm phòng của chủng ngừa cúm này khoảng từ giữa tháng 11. Nhưng mọi người có thể tiêm vào các thời điểm khác trong năm.
  • Vắc-xin giúp bảo vệ con người khỏi các loại vi-rút gây ra cảm cúm mà các chuyên gia nghĩ rằng chúng sẽ xuất hiện trong mùa cúm sắp tới.
  • Vắc-xin chủng này không đảm bảo hoàn toàn chống lại dịch, nhưng nếu được tiêm phòng thì tỉ lệ nhiễm ít hơn và những triệu chứng sẽ ít hơn nếu nhiễm bệnh. Cha mẹ nên theo dõi lịch tiêm phòng của các bệnh viện để tiêm cho cả gia đình nhé.

Cách điều trị cúm cho con trẻ

  • Để con yêu có sức đề kháng cao, có thể tránh được bệnh cúm, cha mẹ cần tăng cường mệ miễn dịch cho con bằng cách bổ sung vitamin C hàng ngày. Theo các chuyên gia về sức khỏe, vitamin C còn có tác dụng tuyệt vời trong phòng ngừa các biến chứng của cúm như viêm phổi.
  • Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho con từ cá loại thực phẩm như rau bắp cải, rau bina hoặc một ly nước cam vào buổi sáng là tốt nhất.
  • Dùng giấy mềm lau mũi: Khi con bị chảy nước mũi, mẹ hãy dùng giấy mềm để chấm mũi cho con. Nếu lau mũi thường xuyên bằng khăn mặt hoặc giấy ăm có thể khiến cho mũi bị đỏ và dễ bị kích thích. Vì vậy, hãy dùng loại khăn càng mềm càng tốt. Hoặc mẹ có thể dùng các loại giấy có chất lô hội, có bổ sung vitamin E là tốt nhất.
  • Đối với trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi, hãy dùng dụng cụ hút mũi để hút các mũi nhầy ra. Tuy nhiên, sau đó cần nhỏ nước nhỏ mũi dành cho trẻ sơ sinh để mũi con đỡ bị khô.
  • Cặp nhiệt độ thường xuyên cho con: Hầu hết các bệnh cảm lạnh không gây sốt, nhưng các bà mẹ cần tỉnh táo. Bởi một cơn sốt chớm xuất hiện cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cúm. Vì vậy, mẹ cần theo dõi chính xác và liên tục nhiệt độ cơ thể của con. Có thể chọn loại nhiệt kế kẹp vào người hoặc loại chạy bằng pin để dưới lưỡi miễn là phù hợp với con mình.
  • Riêng đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi, các bác sĩ khuyên các mẹ nên gọi bác sĩ nhi khoa nếu thấy con sốt trên 38 độ và nên đưa con đến bệnh viện nếu con sốt kéo dài hơn hai ngày.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Cho trẻ ngủ sâu giấc và lâu.
  • Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm sốt và giảm đau (không dùng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên vì nó có thể gây ra một bệnh hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye)
  • Trẻ em bị bệnh nên ở nhà từ trường học và chăm sóc cho đến khi chúng hết sốt trong ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt. Một số trẻ cần phải ở lại nhà lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Từ khóa:

  • trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh
  • chữa cảm cúm cho trẻ bằng tỏi
  • trị cảm cúm bằng phương pháp dân gian
  • chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh
  • cách trị cảm cúm không dùng thuốc
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close