Bệnh lýNuôi con

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Trẻ bị tiêu chảy cần bù nước giải điện, bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất,… đặc biệt là không nên cắt sữa, nếu trẻ đi phân lỏng kéo dài, có máu kèm theo sốt thì cần đi khám bác sĩ ngay.

Tiêu chảy ở trẻ có biểu hiện gì?

  • Trẻ bị tiêu chảy có những biểu hiện đầu tiên là đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày).
  • Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.

tre-bi-tieu-chay-uong-thuoc-gi

Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Nguyên nhân ra tiêu chảy ở trẻ

  • Bệnh  thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh hoặc ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc.
  • Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: Nhiễm Virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp là tiêu chảy do trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc,…

Tiêu chảy gây ra nguy cơ gì cho trẻ 

Tiêu chảy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ và gây rất nhiều nguy cơ:

  • Nguy cơ suy dinh dưỡng: vì trong khi tiêu chảy các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ chán ăn, hơn nữa do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy. Hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng
  • Nguy cơ tử vong: Nếu không được bù nước và điện giải cơ thể sẽ lâm vào tình trạng mất nước và điện giải. Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi…

Làm thế nào để biết trẻ bị mất nước?

Mất nước do bị tiêu chảy có thể chia làm 3 mức độ như sau:

  • Mất nước nhẹ: Trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói thường quấy khóc nhiều chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc.
  • Mất nước vừa: ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Các trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi…
  • Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, hoặc li bì hôn mê, hoặc có những cơn co giật.

Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?

Vậy, khi trẻ bị tiêu chảy mẹ cần  xử trí đúng cách, kịp thời để trẻ nhanh khỏi bệnh:

  •  Cho trẻ bù nước điện giải: Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân. Mỗi gói ORS pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói ORS với nửa lít nước), mỗi gói ORS II hoặc mỗi viên hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội.
  • Lưu ý:
    • Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Nếu bé không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác, khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây.
    • Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn.
    • Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.
  • Dinh dưỡng đủ 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, xơ và vitamin, khoáng chất
  • Bổ sung men vi sinh: để trị loạn khuẩn ruột, tạo một lớp bảo vệ niêm mạc ruột để chống trọi với các tác nhân gây bệnh.
  • Bổ sung kẽm để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Những dấu hiệu nào nên đưa trẻ đi khám

Bé bị tiêu chảy nếu thấy có những dấu hiệu sau cần phải đưa đến gặp bác sĩ để xử lí kịp thời:

  • Tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
  • Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
  • Bụng đau khi sờ ấn.
  • Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
  • Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…

Những sai lầm cần tránh khi chăm bé bị tiêu chảy

  • Hạn chế cho bé uống nước vì sợ uống vào lại tiêu chảy nhiều. Điều này sẽ làm bé bị thiếu nước nặng, dẫn đến rối loạn nước điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Uống thuốc “cầm” tiêu chảy sẽ làm liệt ruột, các chất độc và vi trùng ứ đọng lại dẫn đến nhiễm độc, bụng chướng to, bỏ ăn, khó thở.
  • Cho bé ăn cháo trắng với muối, không cho bú mẹ… Sẽ làm bé mau chóng kiệt sức, suy dinh dưỡng, khó hồi phục sau bệnh.
  • Tự mua thuốc cho bé uống, vừa không chữa được bệnh lại dễ dẫn đến ngộ độc thuốc và kéo dài ngày bệnh.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho bé như thế nào?

Để các bé ít mắc bệnh tiêu chảy, cần lưu ý đến các điểm sau:

  • Ăn thực phẩm rửa sạch và nấu chín, không ăn thức ăn bán ngoài đường.
  • Sử dụng nguồn nước sạch.
  • Rửa kỹ tay trước khi chăm sóc bé và cho bé ăn, không cho bé ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi.
  • Không cho bé tiếp xúc với người đang bệnh tiêu chảy.
  • Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Từ khóa:

  • trẻ bị tiêu chảy uống smecta
  • bé bị tiêu chảy có nên uống sữa
  • cách trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
  • trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày
  • thuốc tiêu chảy hidrasec
  • trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close