Bệnh cơ xương khớpSức khoẻ

Nhận biết triệu chứng đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là căn bệnh khá phổ biến, có thể xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng, chấn thương, hoặc do các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, nguy hiểm hơn là bệnh ung thư cột sống,… gây nên. Do đó, nắm được các triệu chứng đau thần kinh tọa điển hình là cần thiết để sớm phát hiện bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

trieu-chung-dau-than-kinh-toa2
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong hệ thống thần kinh của cơ thể

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong hệ thống thần kinh của cơ thể. Nó bắt đầu từ các rễ thần kinh ở vùng lưng dưới kéo dài xuống mông, mặt sau của hai chân và xuống tới các ngón chân. Dây thần kinh tọa bị chèn ép hay tổn thương sẽ hình thành cơn đau kéo dài từ điểm đầu đến điểm cuối và được gọi là đau dây thần kinh tọa.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết dau than kinh toa co nguy hiem khong thì câu trả lời là có. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn tới suy giảm chức năng vận động, giảm chất lượng cuộc sống. Thậm chí, nó còn có thể là kết quả của một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư cột sống.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

– Những cơn đau đi từ rễ thần kinh lưng và rễ thần kinh sống 1 lan dần xuống đùi là triệu chứng điển hình của bệnh đau thần kinh tọa.

– Nếu bị tổn thương hay chịu chèn ép ở rễ thần kinh lưng thì người bệnh sẽ cảm thấy đau từ lưng eo chạy xuống cẳng chân và tận ngón chân út. Trường hợp tổn thương, chèn ép ở rễ thần kinh sống 1 thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau từ sau mông đi xuống sau đùi, kéo dài đến bắp chân và ra phía ngoài bàn chân.

trieu-chung-dau-than-kinh-toa
Những cơn đau là triệu chứng đau thần kinh tọa điển hình

– Cơn đau có thể xảy ra ở giữa cột sống, hoặc cũng có thể lệch một bên lưng. Điều này khiến không ít người nhầm lẫn đau dây thần kinh tọa với triệu chứng đau thần kinh liên sườn.

– Bệnh nhân có hiện tượng cứng cột sống, do đó khi cúi hay nghiêng người đều gặp khó khăn và khiến cơn đau tăng mạnh lên.

– Cơn đau tăng mạnh khi cơ thể bị va chạm, rung lắc hay khi vận động.

– Lưng đau nhói khi cười, ho, hắt hơi.

– Cơn đau xuất phát ở lưng lan dần xuống mông, đùi, gót chân và đôi khi đảo ngược lại.

– Trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong cử động chân, ngon chân, mũi chân, đặc biệt là bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa ở chân.

– Bệnh kéo dài khiến cơ đùi, cơ mông có biểu hiện bị teo, chân tê bì, mất cảm giác, kèm theo tình trạng rối loạn đại tiểu tiện,…

Cách điều trị đau thần kinh tọa

Để điều trị đau thần kinh tọa, trước hết cần xác định căn nguyên gây nên, từ đó kết hợp nhiều phương pháp khắc nhau để khắc phục cơn đau và kiểm soát sự tiến triển của bệnh. Trong đó, cần chú ý phối hợp thuốc uống, vật lý trị liệu và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

– Vật lý trị liệu:

Châm cứu bấm huyệt là biện pháp trị đau dây thần kinh tọa nói riêng và bệnh cơ xương khớp nói chung dựa trên các lý luận của Y học cổ truyền. Biện pháp này tập trung đả thông kinh mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông, giúp giảm đau hiệu quả.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chủ động thực hiện các bài tập đau thần kinh tọa, kết hợp chế độ sinh hoạt, vận động nhẹ nhàng, khoa học để tăng hiệu quả điều trị.

– Sử dụng thuốc:

Trong Tây y, bệnh nhân đau dây thần kinh tọa chủ yếu được điều trị với các loại thuốc kháng viêm, giảm đau dưới dạng tiêm trực tiếp vào vị trí đau hoặc uống. Tất nhiên, đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì thì tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

– Chế độ dinh dưỡng:

Dĩnh dưỡng luôn luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với quá trình điều trị hầu hết các loại bệnh khác nhau. Vì thế, bạn nên tìm hiểu kỹ xem dau than kinh toa kieng an gi và nên tích cực bổ sung thực phẩm gì để có chế độ ăn uống khoa học, giúp hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị./.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close