Bệnh lý

Muốn chữa bệnh tưa miệng đừng bỏ qua những điều quan trọng này

Bệnh tưa miệng là bệnh do nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng gây nên. Tưa miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, người già và người bị suy giảm miễn dịch do bệnh hay do thuốc.

bệnh tưa miệng
Bệnh tưa miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tưa miệng

Dấu hiệu

Biểu hiện của bệnh tưa miệng là việc hình thành các đám màu trắng mịn trên lưỡi, trong má và đôi khi ở cả vòm miệng, lợi và amiđan, các đám này có thể gây đau và chảy máu khi bị cọ xát. Tổn thương do tưa miệng khi lan xuống thực quản (viêm thực quản do Candida) gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, cảm giác thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và sốt.

Triệu chứng của bệnh tưa miệng

Ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh, các triệu chứng thường xuất hiện trong vài tuần đầu. Ngoài những đám tổn thương màu trắng rải rác trong miệng, trẻ có thể khó bú và quấy khóc. Trẻ cũng có thể lây bệnh sang mẹ trong khi bú. Phụ nữ cho con bú bị nhiễm Candida có thể có những triệu chứng sau:

  • Núm vú đỏ hoặc nhạy cảm bất thường
  • Đau núm vú
  • Da ở quầng vú căng và đỏ rực
  • Cảm giác đau ở sâu khi cho con bú.
nguyên nhân bệnh tưa miệng
Trẻ cũng có thể lây bệnh sang mẹ trong khi bú

Nguyên nhân gây bệnh tưa miệng

Do nấm: Thủ phạm gây nên bệnh tưa miệng (tưa lưỡi) ở trẻ nhỏ là do một loại nấm gây nên – nấm Candida albican. Loại nấm này thường có trong đường ruột. Thông thường nếu nấm Canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng thì sẽ không gây ra bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp nào đó nấm Candida phát triển hoặc hệ miễn dịch của trẻ kém sẽ dẫn tới bị bệnh tưa lưỡi.

Do vi-rút: Lưỡi và lợi của trẻ nhỏ có nhiều vết loét nhỏ. Virus trú ngụ dưới những lớp màng trắng, khi lớp màng trắng này bị bong, trẻ sẽ bị đau rát khi nhai nuốt thức ăn.

Cách phòng và điều trị bệnh tưa miệng

Cách phòng ngừa bệnh tưa miệng

  • Chú ý vệ sinh trong ăn uống, thức ăn nên tươi mới, vệ sinh sạch sẽ.
  • Không cho trẻ uống nước quá nóng, không dùng thức ăn cứng hoặc kích thích để đề phòng các tổn thương niêm mạc ở miệng trẻ.
  • Người mẹ cho con bú không nên ăn uống các loại thức ăn cay, nóng, các chất kích thích.
  • Chú ý vệ sinh xoang miệng trẻ và bình sữa; núm vú, đầu vú của người mẹ nên được giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Niêm mạc miệng trẻ sơ sinh non mỏng, khi vệ sinh xoang miệng không nên dùng các loại vải thô cứng lau miệng, động tác cần nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương niêm mạc xoang miệng.
  • Tích cực phòng trị các loại bệnh truyền nhiễm, không nên lạm dụng kháng sinh.
  • Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc cho trẻ, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
  • Ăn thêm sữa chua hoặc uống viên nang acidophilus khi phải dùng kháng sinh.
  • Mẹ cần điều trị ngay bệnh nấm âm đạo sau khi mang thai hoặc sinh đẻ.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Đi khám răng thường xuyên từ 6 – 12 tháng một lần.
  • Hạn chế đường và những thực phẩm có chứa nấm men như:bánh mì, bia, rượu,… Những thực phẩm này có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida.

Điều trị bệnh tưa miệng

Đối với trẻ khỏe mạnh không bị bệnh gì khác có thể không cần điều trị mà để tự khỏi. Nếu bệnh tưa miệng xảy ra do dùng kháng sinh, có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để phục hồi sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên. Trẻ bị bệnh dai dẳng thì nên dùng thuốc chống nấm.

chữa trị bệnh tưa miệng
Có thể ăn sữa chua để làm giảm tưa miệng

Ở trẻ đang bú mẹ cần điều trị bệnh tưa miệng cho cả mẹ và trẻ để tránh lây nhiễm. Có thể dùng thuốc chống nấm nhẹ cho trẻ và kem chống nấm để bôi vào đầu vú của người mẹ. Nếu trẻ bú bình, cần rửa sạch đầu ti của bình mỗi ngày.

Ở người lớn khỏe mạnh, có thể điều trị bằng cách ăn thêm sữa chua hoặc uống acidophilus. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt nấm nhưng chúng sẽ giúp phục hồi vi khuẩn chí bình thường trong cơ thể. Nếu cách này không hiệu quả, thì nên đến bác sĩ để kê đơn thuốc chống nấm.

Ở người lớn bị suy giảm miễn dịch, bệnh tưa miệng cần được điều trị bằng thuốc chống nấm dạng viên hoặc dung dịch, liệu trình điều trị thường từ 10 – 14 ngày. Trong trường hợp người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối, Candida albicans đã kháng với các thuốc chống nấm khác, có thể dùng Amphotericin B.

Hy vọng với bài viết này, các bạn đã có cái nhìn khách quan hơn về bệnh tưa miệng, từ đó có cách điều trị phù hợp cho mình và người thân!

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close