40 tuần thai

Bí quyết chăm sóc mẹ và bé khi thai nhi 8 tuần tuổi

Thai nhi 8 tuần tuổi đã hình thành và phát triển hoàn thiện cơ thể. Bé đang cần chế độ dinh dưỡng và sự quan tâm từ bố mẹ. Chắc chắn mẹ đang rất quan tâm đến sức khỏe của bé lúc này. Nhưng mẹ yên tâm, mách mẹ những lưu ý đặc biệt khi mang thai đến tuần thứ 8 nhé.

Bước đệm quan trọng ở tuần thứ 7 khi phôi thai đã hoàn thiện và bắt đầu lú nhú hình dạng cơ thể con người, tạo điều kiện cho sự phát triển của bé ở tuần thứ 8. Thế nhưng vẫn còn nhiều bà mẹ chưa biết cách chăm sóc giúp bé phát triển tốt ngay từ tuần 8 tuổi này. Hãy theo dõi quá trình lớn lên của thai nhi để cảm nhận tình yêu diệu kỳ ngay trong bụng mình khi mọi thứ bắt đầu hiện rõ hơn. Mẹ nên quan tâm và có bí quyết chăm sóc con từ tuần thứ 8 này.

Thai nhi tuần thứ 8 phát triển ra sao?

Kích thước bé đã phát triển hơn tuần thứ 7 khá nhiều, dài khoảng 2-3 cm và nặng chỉ vài gam. Bộ não là cơ quan phát triển nhanh nhất giúp bé dần hình thành tư duy nhận thức thế giới bên trong bụng mẹ.

Các cơ quan trên khuôn mặt đã được định hình và sẽ hoàn thiện ở những tuần tiếp theo. Khuôn xương hàm hình thành, tai trong và ngoài phát triển, hệ thống khung xương trên cơ thể bắt đầu liên kết với nhau giúp bé không còn co lại như những tuần đầu tiên.

Hệ tim đã có 4 ngăn và van tim hình thành giúp bom máu duy trì sự sống cho bé. Đuôi của thai nhi chưa rụng hẳn nhưng dần nhỏ lại và sẽ biến mất trong vài tuần tới. Nhau thai dần hoàn thiện giúp sản sinh hóc môn và rốn đã được liên kết với mẹ để lấy thức ăn nuôi sống cơ thể.

Những thay đổi của người mẹ

Ngoài những triệu chứng như ốm nghén, mệt mỏi, buồn ngủ, ăn uống khó khăn và hay cáu gắt. Mẹ còn có thể xuất hiện thêm một số bệnh như tim mạch, huyết áp do thay đổi máu huyết vì thế mẹ nên đi khám sức khỏe sinh sản thường xuyên.

Chảy máu âm đạo vào thời gian này cũng là điều đáng lo ngại dẫn đến sảy thai. Mẹ nên chú ý theo dõi và báo ngay bác sĩ nếu thấy có biển hiện lạ từ cơ thể để tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Biển hiện thay đổi bên ngoài cơ thể vẫn chưa hiện rõ vì thai nhi và tử cũng đang tăng trưởng và to lên trong vài tuần tiếp theo. Lúc này bạn sẽ khiến cho nhiều người nhận ra mình đang mang thai vì kích thước bụng tăng lên và bán tăng cân chóng mặt. Bầu sữa là bộ phận hình thành sớm nhất đối với cơ thể bạn và núm vú sẽ ngày đen nhiều hơn.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và thể chất với mẹ bầu

Không chỉ tăng cường chất dinh dưỡng và thực phẩm cần thiết trong thời gian này mà cả thai kỳ bạn cũng phải nạp nhiều năng lượng để cơ thể bé phát triển mạnh khỏe. Bổ sung canxi, sắt, vitamin là điều không thể thiếu đối với nhu cầu năng lượng của bạn.

Nên ăn nhiều tinh bột, lúa mạch, khoai sắn, rau củ tươi xanh đậm màu, các loại trái cây như chuối, kiwi, cam, bưởi. Cung cấp lượng thịt và cá cần thiết và đa dạng cho cơ thể. Uống nhiều nước nấu chín và nước ép trái cây. Tất cả những thực phẩm này có đầy đủ các chất cần thiết cho người mang thai.

Uống sữa dinh dưỡng nhầm bổ sung thêm khoáng chất thiết yếu mà có thể thức ăn không thể đảm bảo đủ.

Tăng cường hoạt động thể dục nhẹ nhàng và đều đặn, đừng lười biến vì cơ thể đang mệt mỏi nhé. Hoạt động sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, máu huyết lưu thông, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt giúp ích cho bé.

Thăm khám thai thường xuyên theo lịch của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe mẹ và bé cũng như phát hiện và điều trị những căn bệnh không mong muốn ở giai đoạn này.

 

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close